Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 6)

Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức gồm 2 phần nội dung: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luyện chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 6) 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl = 35,5, K= 39, Ca= 40, Fe = 56, Cu = 64, Ba = 137.

I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Câu 1. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là

  1. sự biến đổi chất.
  2. sự dịch chuyển cân bằng.
  3. sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.
  4. sự biến đổi hằng số cân bằng.

Câu 2. Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh?

A. Mg(OH)2. B. KOH. C. H2O.   D. H2S.

Câu 3. Tính chất nào dưới đây không phải của nitrogen?

  1. Chất khí. 
  2. Không màu.
  3. Nặng hơn không khí. 
  4. Tan rất ít trong nước.

Câu 4. Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng:

A. Nitrogen.  B. Ammonia.  C. Sulfur dioxide.  D. Hydrogen chloride.

Câu 5. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của sulfur?

  1. Chất rắn màu vàng. 
  2. Không tan trong CS2.
  3. Sôi ở 445oC.
  4. Không tan trong nước.

Câu 6. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử trong mỗi phân tử sulfur là

A. 2.  B. 4.  C. 6.  D. 8.

Câu 7. Dung dịch acid nào sau đây có khả năng gây bỏng nếu rơi vào da?

A. HCl 36%.  B. HNO3 63%.  C. H2SO4 98%.  D. H3PO4 85%.

Câu 8. Ứng dụng chủ yếu của calcium sulfate là

  1. sản xuất phân đạm. 
  2. sản xuất thạch cao.
  3. làm chất cản quang. 
  4. làm bột nở.

Câu 9. Cho các hợp chất sau: CH4, NH3, C2H2, CCl4, C2H4, C6H6. Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là

A. 1.  B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10. Chất nào dưới đây là dẫn xuất của hydrocarbon?

A. CH4. B.  CH3Cl. C. C2H4 D. C3H8.

Câu 11. Phương pháp chiết nào dưới đây thường dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước?

  1. Chiết lỏng - lỏng. 
  2. Chiết lỏng - rắn.
  3. Chiết rắn - rắn. 
  4. Chiết lỏng - khí.

Câu 12. Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là

A. C20H30O. B. C4H6O. C. C4H6O2. D. C2H3O.

Câu 13. Chất nào dưới đây là đồng đẳng của CH ≡ CH?

  1. CH2=C=CH2.
  2. CH2=CH‒CH=CH2.
  3. CH≡C-CH3.
  4. CH2=CH2.

Câu 14. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

  1. C2H5OH, CH3COOH.
  2. CH3OCH3, CH3CHO.
  3. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
  4. CH3CH2CH2CH3 và CH3CH(CH3)CH3.

Câu 15. Số nguyên tử hydrogen trong phân tử butane là

A. 4.  B. 6.  C. 8.  D. 10.

Câu 16. Phát biểu nào dưới đây đúng về tính chất vật lí của propane?

  1. Chất lỏng ở điều kiện thường.
  2. Tan nhiều trong nước.
  3. Chất khí ở điều kiện thường.
  4. Nặng hơn nước.

Câu 17. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) N2O4 (g). (màu nâu đỏ) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

  1. DrHo298 > 0, phản ứng tỏa nhiệt.
  2. Dr Ho298 < 0, phản ứng tỏa nhiệt.
  3. Dr Ho298 > 0, phản ứng thu nhiệt.
  4. Dr Ho298 < 0, phản ứng thu nhiệt.

Câu 18. Theo thuyết Brønsted-Lowry, chất nào dưới đây là base?

A. Al3+ B. Cl- C. H3PO4 D. CO32-.

Câu 19. Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng?

  1. NH4NO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} NH3 + HNO3.
  2. NH4Cl \overset{t^{o} }{\rightarrow} NH3 + HCl.
  3. (NH4)2CO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2NH3 + CO2 + H2O.
  4. NH4HCO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow} NH3 + CO2 + H2O.

Câu 20. Các oxide của nitrogen không được tạo thành trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Núi lửa phun trào.
  2. Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
  3. Mưa dông, sấm sét.
  4. Xả thải nước thải công nghiệp chưa qua xử lí.

Câu 21. Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2, có thể cho hỗn hợp đi qua

  1. nước vôi trong. 
  2. nước Br2 dư.
  3. dung dịch CaCl2
  4. nước nóng.

Câu 22. Cho các phản ứng:

(1) S + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} SO2.

(2) S + 3F2 → SF6.

(3) Hg + S → HgS .

(4) H2 + S → H2S .

Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 1. B. 2.  C. 3.  D. 4.

Câu 23. Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với hai chất trong dãy nào dưới đây?

  1. S và H2S.
  2. Fe và Fe(OH)3.
  3. Cu và Cu(OH)2
  4. C và CO2.

Câu 24. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC, oxygen lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là phương pháp

A. lọc.  B. chiết. C. cô cạn. D. chưng cất.

 Câu 25. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 30. Công thức phân tử của X là

A. CH2O.  B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.

 Câu 26. Hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có đồng phân hình học?

  1. CHCl=CHCl. 
  2. CH3CH2CH=C(CH3)CH3.
  3. CH3CH=CHCH3
  4. CH3CH2CH=CHCH3.

Câu 27. Cho 2-methylpentane tác dụng với Cl2 (chiếu sáng, tỉ lệ mol 1:1), số sản phẩm monochloro tối đa thu được là

A. 2.  B. 3.  C. 4. D. 5.

Câu 28. Cho các phát biểu sau:

(1) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2 và H2O.

(2) Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta.

(3) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.

(4) Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

Số phát biểu đúng là

A. 1.  B. 2. C. 3. D. 4.

Phần 2: Tự luận (4 câu - 3,0 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có):

FeS2 → SO2 → SO3→ H2SO4 → SO2

Câu 30 (1,0 điểm): Một hợp chất hữu cơ X chứa 32%C, 4%H và 64%O về khối lượng. Biết một phân tử X có 6 nguyên tử oxygen. Xác định công thức phân tử của X?

Câu 31 (0,5 điểm): Cho 16 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam so với ban đầu. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.

Câu 32 (0,5 điểm): Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Người ta dùng lưu huỳnh để bảo quản thuốc bắc cũng như bảo quản hoa quả tươi lâu hơn. Hãy giải thích điều này. Việc làm này có gây hại gì cho sức khoẻ con người không?

------------Hết------------

 

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️