Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

Chuyên đề Đường kính và dây cung gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Đường kính và dây của đường tròn Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Định nghĩa

  • Dây cung là đoạn thẳng nối hai điểm phân biệt cùng nằm trên một đường tròn.

  • Dây cung đi qua tâm của đường tròn là đường kính của đường tròn.

  • Một dây cung sẽ chia đường tròn thành hai phần, tương ứng với hai cung của đường tròn (cung lớn và cung nhỏ).

2. So sánh độ dài của đường kính và dây cung

Định lí 1: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

3. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung

Định lí 2: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

AB\bot CD \Leftrightarrow
HA = HB

Định lí 3: Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

Ví dụ: Cho tam giác ABC, kẻ các đường cao BH;CK. Chứng minh rằng:

a) Bốn điểm B;K;H;C cùng thuộc một đường tròn.

b) HK < BC

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

a) Gọi O là trung điểm của BC

Vì tam giác BHC vuông tại H có trung tuyến HO ứng với cạnh huyền nên OB = OC = OH(1)

Vì tam giác BKC vuông tại K có trung tuyến KO ứng với cạnh huyền nên OB = OC = OK(2)

Từ (1) và (2) suy ra OB = OC = OH =
OK

Vậy bốn điểm B;K;H;C cùng thuộc một đường tròn.

b) Vì HK là một dây cung của đường tròn (O), HK không đi qua tâm OBC là đường kính nên BC > HK

Ví dụ: Cho đường tròn (O) có các dây AB;CD bằng nhau, các tia AB;CD cắt nhau tại E nằm bên ngoài đường tròn. Gọi H;K theo thứ tự là chân đường vuông góc của O xuống AB;CD. Biết EH = EK. Chứng minh rằng:

a) EB = ED

b) EA = EC

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

OH\bot AB nên H là trung điểm của AB

\Rightarrow HA = HB =
\frac{1}{2}AB

OK\bot CD nên K là trung điểm của CD

\Rightarrow KC = KD =
\frac{1}{2}CD

Mặt khác AB = CD \Rightarrow HA = HB = KC
= KD

a) Theo giả thiết ta có: EH = EK
\Leftrightarrow EB + BH = ED + DK \Leftrightarrow EB = DE

b) Ta có: \left\{ \begin{matrix}
EA = EH + HA \\
EC = EK + KC \\
\end{matrix} \right.HA =
KC nên EH + HA = EK + KC
\Leftrightarrow EA = EC

Ví dụ: Cho đường tròn (O;10). Lấy một điểm A tùy ý thuộc đường tròn. Vẽ dây MNvuông góc với OA tại trung điểm của OA.

a) Chứng minh OMAN là hình thoi.

b) Tính độ dài dây MN.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

Gọi H là trung điểm của OA

MN\bot OA tại H nên H cũng là trung điểm của MN

Suy ra OMAN là hình thoi.

b) Xét tam giác OMH vuông tại H ta có: OH = 5;OM = 10 do đó

HM = \sqrt{OM^{2} - OH^{2}} =
5\sqrt{3}

\Rightarrow MN = 2MH = 10\sqrt 3

Ví dụ: Cho đường tròn (O) và dây AB = 2a sao cho khoảng cách từ tâm O đến AB bằng h. Gọi I là trung điểm của AB. Tia IO cắt (O) tại C.

a) Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại C.

b) Tính khoảng cách từ O đến BC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

a) Vì \left\{ \begin{matrix}
OA = OB \\
IA = IB \\
\end{matrix} \right.\  \Rightarrow OI\bot AB

Lại có: CI\bot AB nên CI vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến trong tam giác CAB

Suy ra tam giác ABC cân tại C.

b) Hạ OH\bot CB tại H suy ra H là tung điểm của BC

Do đó: HB = HC =
\frac{BC}{2}

Xét tam giác OIB vuông tại I ta có:

IB = a;OI = h

\Rightarrow OB = \sqrt{OI^{2} + IB^{2}}
= \sqrt{a^{2} + h^{2}}

CI = CO + OI = h + \sqrt{a^{2} +
h^{2}}

Xét tam giác IBC vuông tại I ta có:

BC = \sqrt{CI^{2} + IB^{2}} =
\sqrt{\left( h + \sqrt{a^{2} + h^{2}} \right)^{2} + a^{2}}

= \sqrt{2\left( a^{2} + h^{2} +
h\sqrt{a^{2} + h^{2}} \right)}

\Rightarrow HB =
\frac{1}{2}\sqrt{2\left( a^{2} + h^{2} + h\sqrt{a^{2} + h^{2}}
\right)}

Xét tam giác HOB vuông tại H ta có:

OH = \sqrt{OB^{2} - HB^{2}}

= \sqrt{\left( \sqrt{a^{2} + h^{2}}
\right)^{2} - \left\lbrack \frac{1}{2}\sqrt{2\left( a^{2} + h^{2} +
h\sqrt{a^{2} + h^{2}} \right)} \right\rbrack^{2}}

= \sqrt{\frac{a^{2} - h\sqrt{a^{2} +
h^{2}} + h^{2}}{2}}

Ví dụ: Cho đường tròn (O;R) và hai điểm A;B \in (O). Trên các bán kính OA;OB lần lượt lấy các điểm M;N sao cho OM = ON. Vẽ dây CD đi qua M;N (điểm M nằm giữa CN).

a) Chứng minh CM = DN.

b) Giả sử \widehat{AOB} = 90^{0}CM = MN = ND. Tính độ dài đoạn OM theo R.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

a) Hạ OE\bot AB tại EOE cắt CD tại F.

Trong tam giác OAB cân tại O ta có:

\frac{OM}{OA} = \frac{ON}{OB}
\Rightarrow MN//AB \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
OF\bot MN \\
MF = NF \\
\end{matrix} \right.

OF\bot MN \Rightarrow OF\bot
CD

Suy ra F là trung điểm của CD

Do vậy FC = FD. Ta có: CM = CF - MF = DF - NF = DN(dpcm)

b) Đặt MF = x \Rightarrow CF = CM + MF =
MF = x

Vì tam giác OAB vuông cân tại OMN//AB nên tam giác OMN vuông cân tại O

\Rightarrow OF = MF = x

Xét tam giác OCF vuông tại F ta có:

OF^{2} = OC^{2} - CF^{2}

\Leftrightarrow x^{2} = R^{2} - 9x^{2}
\Leftrightarrow x = \frac{R}{\sqrt{10}}

Khi đó: OM = ON = OF\sqrt{2} =
\frac{R}{\sqrt{5}}

Vậy với OM = ON =
\frac{R}{\sqrt{5}} sẽ thỏa mãn đề bài.

Ví dụ: Cho đường tròn (O;R) và hai dây AB = R\sqrt{3};AC =
R\sqrt{2}(với B;C nằm về hai phía đối với đường thẳng AO). Tính các góc của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

Xét tam giác OACOA = OC = R;AC = R\sqrt{2} nên \Delta OAC vuông cân tại O

\Rightarrow \widehat{OCA} =
\widehat{OAC} = 45^{0}

Kẻ OI\bot AB \equiv I \Rightarrow IA = IB
= \frac{R\sqrt{3}}{2}

Xét tam giác OIB vuông tại I ta có:

\cos\widehat{OBI} = \frac{IB}{OB} =
\frac{\sqrt{3}}{2}

\Rightarrow \widehat{OBI} =
\widehat{OAI} = 30^{0}

\Rightarrow \widehat{AOB} = 180^{0} -
2.30^{0} = 120^{0}

\Rightarrow \widehat{CAB} = 45^{0} +
30^{0} = 75^{0}

Lại có:

360^{0} = \widehat{COA} + \widehat{AOB}
+ \widehat{COB}

\Rightarrow \widehat{COB} = 360^{0} -
\left( \widehat{COA} + \widehat{AOB} \right)

\Rightarrow \widehat{COB} = 360^{0} -
\left( 90^{0} + 120^{0} \right) = 150^{0}

Xét tam giác OBC cân tại O ta có:

\widehat{OBC} = \widehat{OCB} =
\frac{180^{0} - 150^{0}}{2} = 15^{0}

Do đó \widehat{ACB} = 45^{0} + 15^{0} =
60^{0}\widehat{ABC} = 30^{0} +
15^{0} = 45^{0}

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho tứ giác ABCD\widehat{A} = \widehat{C} = 90^{0}

a) Chứng minh bốn điểm A;B;C;D thuộc cùng một đường tròn.

b) Chứng minh AC \leq BD.

Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn có các đường cao BD;CE cắt nhau tại H.

a) Chứng minh bốn điểm A;D;H;E cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh AH > DE.

Bài 3: Cho đường tròn (O;R) vẽ hai dây AB;CD vuông góc với nhau. Chứng minh rằng S_{ABCD} \leq
2R^{2}.

Bài 4: Cho hai đường tròn (O;R)\left( O;R_{1} \right) với R_{1} > R. Một đường thẳng không đi qua O cắt đường tròn \left( O;R_{1} \right) theo thứ tự tại A;B cắt đường tròn (O;R) theo thứ tự tại C;D (các điểm theo thứ tự A;C;D;B. Chứng minh rằng AC = BD.

Bài 5: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 10cm. Một dây MN = 8cm có hai đầu mút di chuyển trên đường tròn (O) (điểm M nằm trên cung nhỏ \widehat{AC}). Gọi E;F theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của A;B trên đường thẳng MN.

a) Chứng minh EFMN có trung điểm trùng nhau.

b) Chứng minh ME = NF.

c) Xác định vị trí của MN để diện tích tứ giác ABEF lớn nhất.

Bài 6: Cho đường tròn (O;5) và dây AB = 8cm.

a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.

b) Lấy điểm I trên dây AB sao cho AI
= 1cm. Qua I kẻ dây CD vuông góc với AB. Chứng minh AB = CD.

Bài 7: Cho hình vẽ:

Đường kính và dây của đường tròn Toán 9

Trong hình vẽ đã cho có một mảnh giấy hình chữ nhật che khuất một phần của đường tròn (O). Cho biết AB = 1cm;BC = 4cm;MN = 2cm.

a) Tính độ dài đoạn DN.

b) Biết AM = 1cm. Tính bán kính của đường tròn (O).

Bài 8: Cho đường tròn (O;OA) và đường kính AD = 12,5cm. Lấy điểm B \in (O;OA) sao cho AB = 10cm. Kẻ dây BC vuông góc với đường kính AD. Tính các khoảng cách từ tâm O đến các dây AB;BC.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️