Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình Bài toán liên môn

Chuyên đề Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình Bài toán liên môn 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Phương pháp làm bài:

Bước 1: Lập hệ phương trình (phương trình):

  • Chọn hệ số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
  • Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

Bước 2: Giải hệ phương trình (phương trình).

Bước 3: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không rồi kết luận.

Ví dụ: Một dung dịch loại A chứa 40\% axit HNO_{3} (tính theo thể tích) và dung dịch axit loại B chứa 50\% axit HNO_{3}. Hỏi cần trộn bao nhiêu lít dung dịch loại A và bao nhiêu lít dung dịch loại B vào nhau để được 100l dung dịch loại C chứa 47\% axit HNO_{3}?

Hướng dẫn giải

Gọi x;y (lít) theo thứ tự là số lít dung dịch loại A và dung dịch loại B cần phải trộn để được dung dịch loại C.

Điều kiện x;y > 0

Lượng axit chứa trong dung dịch loại A là: 40\%
x (lít)

Lượng axit chứa trong dung dịch loại B50\%
y (lít)

Dung dịch loại A trộn với dung dịch loại B để được 100l dung dịch loại C nên ta có phương trình x + y = 100(*)

Hai dung dịch trên trộn vào nhau được dung dịch chứa 47\% axit HNO_{3} nên ta có phương trình: 40\% x + 50\% y = 47(**)

Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{matrix}
x + y = 100 \\
40\% x + 50\% y = 47 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x + y = 100 \\
40\% x + 50\% y = 47 \\
\end{matrix} \right.

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 30 \\
y = 70 \\
\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy cần trộn 30 lít dung dịch loại A và 70 lít dung dịch loại B vào nhau để được 100l dung dịch loại C chứa 47\% axit HNO_{3}.

Ví dụ: Một chiếc lắc tay nữ có thể tích 10cm^{3} và nặng 171g được làm từ hai chất liệu vàng và bạc. Hỏi thể tích của vàng và bạc có trong chiếc lắc tay? Biết rằng khối lượng riêng của vàng và bạc lần lượt là 19,3g/cm^{3};10,5g/cm^{3}?

Hướng dẫn giải

Công thức tính khối lượng riêng m =
D.V (trong đó m là khối lượng, D là khối lượng riêng và V là thể tích.

Gọi thể tích của vàng và bạc tương ứng để làm chiếc lắc lần là x;y\left( cm^{3} \right)

Điều kiện 0 < x;y < 10

Khi đó khối lượng của vàng và bạc tương ứng là 19,3x(g);10,5(g)

Theo bài ra ta có:

Khối lượng chiếc lắc tay là 171g nên ta có phương trình 19,3x + 10,5 =
171(*)

Thể tích chiếc lắc tay là 10cm^{3} nên ta có phương trình: x + y = 10(**)

Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{matrix}
19,3x + 10,5 = 171 \\
x + y = 10 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 7,5 \\
y = 2,5 \\
\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy thể tích của vàng và bạc tương ứng để làm chiếc lắc lần là 7,5\left( cm^{3} \right);2,5\left( cm^{3}
\right)

Ví dụ: Cần trộn bao nhiêu tấn quặng chứa 50\% sắt với bao nhiêu tấn quặng chứa 75\% sắt để được 50 tấn quặng chứa 60\% sắt?

Hướng dẫn giải

Gọi số tấn quặng chứa 50\% sắt với số tấn quặng chứa 75\% sắt tương ứng là x;y (tấn)

Điều kiện 0 < x;y < 50

Theo bài ra ta có: x + y =
50(*)

Khối lượng sắt trong x tấn quặng chứa 50\% sắt là: 50\% x(tấn)

Khối lượng sắt trong y tấn quặng chứa 75\% sắt là: 75\% y(tấn)

Khối lượng sắt trong 50 tấn quặng chứa 60\% sắt là: 50.60\%(tấn)

Khi đó ta có phương trình 50\% x + 75\% y
= 50.60\%(**)

Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{matrix}
x + y = 50 \\
50\% x + 75\% y = 50.60\% \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 30 \\
y = 20 \\
\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy cần trộn 30 tấn quặng chứa 50\% sắt với 20 tấn quặng chứa 75\% sắt để được 50 tấn quặng chứa 60\% sắt.

Ví dụ: Người ta đổ thêm 100g nước vào một bình dung dịch chứa 50g muối thì nồng độ dung dịch giảm 25\%. Hỏi trước khi đổ thêm nước thì dung dịch chứa bao nhiêu gam nước?

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng nước trong dung dịch trước khi đổ thêm nước là x(g)

Điều kiện x > 0

Nồng độ muối của dung dịch khi đó là \frac{50}{x + 50}

Nếu đổ thêm 100g nước vào dung dịch thì khối lượng dung dịch sẽ là x + 50 +
100 = x + 150(g)

Khi đó nồng độ muối của dung dịch là \frac{50}{x + 150}

Theo bài ra ta có phương trình:

\frac{50}{x + 50} - \frac{50}{x + 150} =
25\%

\Leftrightarrow x^{2} - 200x - 12500 =
0

\Leftrightarrow (x - 50)(x + 250) =
0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
x - 50 = 0 \\
x + 250 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
x = 50(tm) \\
x = - 250(ktm) \\
\end{matrix} \right.

Vậy trước khi đổ thêm nước thì dung dịch chứa 50 gam nước.

Ví dụ: Biết rằng m(kg) nước giảm xuống t^{0}(C) thì tỏa ra nhiệt lượng Q = m.c.t(J). Hỏi phải dùng bao nhiêu kg nước sôi ở nhiệt độ 100^{0}(C) và bao nhiêu kg nước ở nhiệt độ 20^{0}(C) để được 120kg nước ở 30^{0}(C)?

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng nước cần dùng ở nhiệt độ 100^{0}(C) và khối lượng nước ở nhiệt độ 20^{0}(C) lần lượt là m_{1}(kg);m_{2}(kg).

Điều kiện 0 < m_{1};m_{2} <
120

Ta có phương trình m_{1} + m_{2} =
120(*)

Nhiệt lượng tỏa ra từ m_{1}(kg) nước 100^{0}(C) xuống 30^{0}(C) là: Q_{1} = m_{1}.c.(100 - 30)(J)

Nhiệt lượng thu vào từ m_{2}(kg) nước 20^{0}(C) lên 30^{0}(C) là: Q_{2} = m_{2}.c.(30 - 20)(J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Q_{1} = Q_{2}

\Leftrightarrow m_{1}.c.(100 - 30) =
m_{2}.c.(30 - 20)

\Leftrightarrow 7m_{1} =
m_{2}(**)

Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{matrix}
m_{1} + m_{2} = 120 \\
7m_{1} = m_{2} \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
m_{1} = 15 \\
m_{2} = 105 \\
\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy phải dùng 15kg nước sôi ở nhiệt độ 100^{0}(C)105kg nước ở nhiệt độ 20^{0}(C) để được 120kg nước ở 30^{0}(C).

Ví dụ: Một nhà máy sử dụng 712 tấn hỗn hợp Fe_{2}O_{3};Fe_{3}O_{4} để luyện sắt thu được 504 tấn sắt. Tính khối lượng từng oxit có trong hỗn hợp ban đầu biết hiệu suất luyện sắt là 100\%?

Hướng dẫn giải

Trong 160gFe_{2}O_{3}120g sắt, trong 232g Fe_{3}O_{4}168g sắt.

Gọi khối lượng hai oxit Fe_{2}O_{3};Fe_{3}O_{4} có trong 712 tấn hỗn hợp dùng để luyện sắt lần lượt là x;y (tấn)

Điều kiện x;y > 0

Ta có phương trình x + y =
712(*)

Khối lượng sắt có trong x tấn Fe_{2}O_{3}\frac{x.120}{160} (tấn)

Khối lượng sắt có trong y tấn Fe_{3}O_{4}\frac{y.168}{232} (tấn)

Luyện 712 tấn hỗn hợp hai oxit thu được 504 tấn nên \frac{x.120}{160} + \frac{y.168}{232} =
504(**)

Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:

\left\{ \begin{matrix}x + y = 712 \\\dfrac{x.120}{160} + \dfrac{y.168}{232} = 504 \\\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}x = 480 \\y = 232 \\\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy trong 712 tấn hỗn hợp hai oxit có 480 tấn Fe_{2}O_{3}232 tấn Fe_{3}O_{4}.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Một dung dịch chứa 30% axit nitoric (tính theo thể tích) và một dung dịch khác chứa 55% axit nitoric. Cần phải trộn thêm bao nhiêu lít dung dịch loại 1 và loại 2 để được 100 lít dung dịch 50% axit nitoric?

Bài 2: Cho hai miếng kim loại, miếng kim loại thứ nhất nặng 250g, miếng kim loại thứ hai nặng 320g. Thể tích của miếng kim loại thứ nhất nhỏ hơn thể tích khối kim loại thứ hai là 15cm^{3}. Tính khối lượng của hai miếng kim loại? Biết rằng khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất lớn hơn khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là 2g/cm^{3}.

Bài 3: Một vật là hợp kim đồng và kém có khối lượng là 124g và có thể tích 15cm^{3}. Tính xem trong đó có bao nhiêu gam đồng, bao nhiêu gam kẽm. Biết rằng cứ 89g đồng thì có thể tích là 10cm^{3}7g kẽm thì có thể tích là 1cm^{3}.

Bài 4: Biết rằng dung dịch A có nồng độ 20\% muối, dung dịch B có nồng độ 10\% muối. xác định khối lượng dung dịch A;B để pha được 500g có dung dịch 14\% muối.

Bài 5: Có hai loại dung dịch chứa cùng một thứ axit. Loại thứ nhất chứa 30\% axit, loại thứ hai chứa 5\% axit. Muốn có 50g dung dịch chứa 10\% axit thì cần phải trộn lẫn bao nhiêu gam dung dịch của mỗi loại?

Bài 6: Một thanh kim loại là hợp kim đồng và kẽm. Biết rằng khối lượng riêng của đồng là 8900\left( kg/m^{3}
\right), của kẽm là 7100\left(
kg/m^{3} \right), của thanh kim loại đó là 8300\left( kg/m^{3} \right). Hỏi trong miếng kim loại có khối lượng 124,5g chứa bao nhiêu gam đồng, bao nhiêu gam kẽm?

(Đáp án bài tập tự rèn luyện có trong file tải)

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️