Giải phương trình chứa căn

Chuyên đề Căn bậc hai - Căn bậc ba gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Giải phương trình chứa căn 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Các bước giải phương trình:

Bước 1: Tìm điều kiện xác định.

Bước 2: Rút gọn biểu thức và tìm x.

Bước 3: Đối chiếu điều kiện và kết luận.

Ví dụ: Giải phương trình:

a) \sqrt{x - 1} - \frac{1}{4}\sqrt{16x -
16} + \sqrt{4x - 4} = 2 b) \sqrt{4x - 20} + 2\sqrt{x - 5} -
\frac{2}{3}\sqrt{9x - 45} = 4
c) 32\sqrt{\frac{x - 1}{64}} -
\frac{3}{2}\sqrt{9x - 9} + \frac{5}{2}\sqrt{x - 1} = 10 d) \sqrt{25x - 25} - \frac{11}{4} =
\frac{15}{4}\sqrt{\frac{x - 1}{9}} + \sqrt{x - 1}
e) 3\sqrt{x^{2} + 2} + \sqrt{16x^{2} +
32} = 4 + \sqrt{25x^{2} + 50} f) \sqrt{9x - 18} + 8 + 14\sqrt{\frac{x
- 2}{49}} = \sqrt{49x - 98}

Hướng dẫn giải

a) \sqrt{x - 1} - \frac{1}{4}\sqrt{16x -
16} + \sqrt{4x - 4} = 2

Điều kiện xác định: x - 1 \geq 0
\Rightarrow x \geq 1

PT \Leftrightarrow \sqrt{x - 1} -
\frac{1}{4}\sqrt{16(x - 1)} + \sqrt{4(x - 1)} = 2

\Leftrightarrow \sqrt{x - 1} - \sqrt{x -
1} + 2\sqrt{x - 1} = 2

\Leftrightarrow \sqrt{x - 1} = 1
\Leftrightarrow x - 1 = 1 \Leftrightarrow x = 2(tm)

Vậy phương trình có nghiệm x =
2.

b) \sqrt{4x - 20} + 2\sqrt{x - 5} -
\frac{2}{3}\sqrt{9x - 45} = 4

Điều kiện xác định: x - 5 \geq 0
\Rightarrow x \geq 5

PT \Leftrightarrow \sqrt{4(x - 5)} +
2\sqrt{x - 5} - \frac{2}{3}\sqrt{9(x - 5)} = 4

\Leftrightarrow 2\sqrt{x - 5} + 2\sqrt{x
- 5} - 2\sqrt{x - 5} = 4

\Leftrightarrow \sqrt{x - 5} = 2
\Leftrightarrow x - 5 = 4 \Leftrightarrow x = 9(tm)

Vậy phương trình có nghiệm x =
9.

c) 32\sqrt{\frac{x - 1}{64}} -
\frac{3}{2}\sqrt{9x - 9} + \frac{5}{2}\sqrt{x - 1} = 10

Điều kiện xác định: x - 1 \geq 0
\Rightarrow x \geq 1

PT \Leftrightarrow 4\sqrt{x - 1} -
\frac{9}{2}\sqrt{x - 1} + \frac{5}{2}\sqrt{x - 1} = 10

\Leftrightarrow 2\sqrt{x - 1} = 10
\Leftrightarrow \sqrt{x - 1} = 5

\Leftrightarrow x - 1 = 25
\Leftrightarrow x = 26(tm)

Vậy phương trình có nghiệm x =
26.

d) \sqrt{25x - 25} - \frac{11}{4} =
\frac{15}{4}\sqrt{\frac{x - 1}{9}} + \sqrt{x - 1}

Điều kiện xác định: x - 1 \geq 0
\Rightarrow x \geq 1

PT \Leftrightarrow 5\sqrt{x - 1} -
\frac{11}{4} = \frac{5}{4}\sqrt{x - 1} + \sqrt{x - 1}

\Leftrightarrow 5\sqrt{x - 1} -
\frac{5}{4}\sqrt{x - 1} - \sqrt{x - 1} = \frac{11}{4}

\Leftrightarrow \frac{11}{4}\sqrt{x - 1}
= \frac{11}{4} \Leftrightarrow \sqrt{x - 1} = 1

\Leftrightarrow x - 1 = 1
\Leftrightarrow x = 2(tm)

Vậy phương trình có nghiệm x =
2.

e) 3\sqrt{x^{2} + 2} + \sqrt{16x^{2} +
32} = 4 + \sqrt{25x^{2} + 50}

Điều kiện xác định: x\mathbb{\in
R}

PT \Leftrightarrow 3\sqrt{x^{2} + 2} +
4\sqrt{x^{2} + 2} = 4 + 5\sqrt{x^{2} + 2}

\Leftrightarrow 3\sqrt{x^{2} + 2} +
4\sqrt{x^{2} + 2} - 5\sqrt{x^{2} + 2} = 4

\Leftrightarrow 2\sqrt{x^{2} + 2} = 4
\Leftrightarrow \sqrt{x^{2} + 2} = 2

\Leftrightarrow x^{2} + 2 = 4
\Leftrightarrow x^{2} = 2 \Leftrightarrow x = \pm
\sqrt{2}(tm)

Vậy phương trình có hai nghiệm x = \pm
\sqrt{2}

f) \sqrt{9x - 18} + 8 + 14\sqrt{\frac{x -
2}{49}} = \sqrt{49x - 98}

Điều kiện xác định: x - 2 \geq 0
\Rightarrow x \geq 2

PT \Leftrightarrow 3\sqrt{x - 2} + 8 +
2\sqrt{x - 2} = 7\sqrt{x - 2}

\Leftrightarrow 3\sqrt{x - 2} + 2\sqrt{x
- 2} - 7\sqrt{x - 2} = - 8

\Leftrightarrow - 2\sqrt{x - 2} = - 8
\Leftrightarrow \sqrt{x - 2} = 4

\Leftrightarrow x - 2 = 16
\Leftrightarrow x = 18(tm)

Vậy phương trình có hai nghiệm x =
18.

\sqrt A  = \sqrt B  \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
  \left[ \begin{gathered}
  {\text{A}} \geqslant {\text{0}} \hfill \\
  B \geqslant {\text{0}} \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.{\text{ }} \hfill \\
  A = B \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.

Ví dụ: Giải các phương trình sau:

a) \sqrt{x^{2} - 4x + 3} + 1 =
x b) \sqrt{x + 4\sqrt{x - 4}} =
5

Hướng dẫn giải

a) \sqrt{x^{2} - 4x + 3} + 1 =
x

\Leftrightarrow \sqrt{x^{2} - 4x + 3} =
x - 1

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x - 1 \geq 0 \\
x^{2} - 4x + 3 = (x - 1)^{2} \\
\end{matrix} \right.

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x \geq 1 \\
- 2x = - 2 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x \geq 1 \\
x = 1(tm) \\
\end{matrix} \right.

Vậy x = 1 là nghiệm của phương trình.

b) \sqrt{x + 4\sqrt{x - 4}} =
5

\Leftrightarrow x + 4\sqrt{x - 4} =
25

\Leftrightarrow 4\sqrt{x - 4} = 25 -
x

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x \leq 25 \\
16(x - 4) = 625 - 50x + x^{2} \\
\end{matrix} \right.

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x \leq 25 \\
\left\lbrack \begin{matrix}
x = 13 \\
x = 53 \\
\end{matrix} \right.\  \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow x = 13

Vậy phương trình có nghiệm x =
13.

Giải phương trình bằng cách đặt ẩn phụ

Ví dụ: Tìm nghiệm của các phương trình sau đây:

a) \sqrt{x^{2} - 3x + 5} - 3x = 7 -
x^{2} b) x^{2} + 5x + 4 = 5\sqrt{x^{2} + 5x +
28}
c) \sqrt{2x^{2} + 3x + 9} + 3x + 2x^{2}
= 33  

Hướng dẫn giải

a) \sqrt{x^{2} - 3x + 5} - 3x = 7 -
x^{2}

Điều kiện các định x^{2} - 3x + 5 \geq
0

\Leftrightarrow \sqrt{x^{2} - 3x + 5} +
x^{2} - 3x + 5 - 12 = 0

Đặt \sqrt{x^{2} - 3x + 5} = t;(t \geq
0)

Phương trình trở thành:

t + t^{2} - 12 = 0 \Leftrightarrow (t -
3)(t + 4) = 0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
t - 3 = 0 \\
t + 4 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
t = 3(tm) \\
t = - 4(ktm) \\
\end{matrix} \right.

Thay t = 3 ta được:

\sqrt{x^{2} - 3x + 5} = 3

\Leftrightarrow x^{2} - 3x + 5 = 9
\Leftrightarrow (x - 4)(x + 1) = 0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
x - 4 = 0 \\
x + 1 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
x = 4 \\
x = - 1 \\
\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy phương trình có hai nghiệm x = 4;x =
- 1.

b) x^{2} + 5x + 4 = 5\sqrt{x^{2} + 5x +
28}

Điều kiện xác định: x^{2} + 5x + 28 \geq
0

Đặt \sqrt{x^{2} + 5x + 28} = t;(t \geq
0)

Phương trình trở thành:

t^{2} - 5t - 24 = 0 \Leftrightarrow (t -
8)(t + 3) = 0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
t - 8 = 0 \\
t + 3 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
t = 8(tm) \\
t = - 3(ktm) \\
\end{matrix} \right.

Với t = 8 ta có:

\sqrt{x^{2} + 5x + 28} = 8
\Leftrightarrow x^{2} + 5x + 28 = 64

\Leftrightarrow (x - 4)(x + 9) =
0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
x - 4 = 0 \\
x + 9 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
x = 4 \\
x = - 9 \\
\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy phương trình có hai nghiệm x = 4;x =
- 9.

c) \sqrt{2x^{2} + 3x + 9} + 3x + 2x^{2} =
33

Điều kiện xác định: 2x^{2} + 3x + 9 \geq
0

PT \Leftrightarrow \sqrt{2x^{2} + 3x +
9} + 2x^{2} + 3x + 9 - 42 = 0

Đặt \sqrt{2x^{2} + 3x + 9} = t;(t \geq
0) phương trình trở thành:

t + t^{2} - 42 = 0 \Leftrightarrow (t -
6)(t + 7) = 0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
t - 6 = 0 \\
t + 7 = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
t = 6(tm) \\
t = - 7(L) \\
\end{matrix} \right.

Với t = 6 ta có:

\sqrt{2x^{2} + 3x + 9} = 6
\Leftrightarrow 2x^{2} + 3x + 9 = 36

\Leftrightarrow (x - 3)(2x + 9) = 0\Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}x = 3 \\x = - \dfrac{9}{2} \\\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy phương trình có hai nghiệm x = 3;x =
- \frac{9}{2}.

Nếu VT ≥ m và VP ≤ m

Dấu “=” xảy ra khi VT = VP = m

Ví dụ: Giải các phương trình sau:

a) \sqrt{x^{2} - 4x + 20} + \sqrt{x^{2} -
4x + 8} + \sqrt{x^{2} - 4x + 9} = 6 + \sqrt{5}

b) \sqrt{9x^{2} - 6x + 2} + \sqrt{45x^{2}
- 30x + 9} = \sqrt{8 - 9x^{2} + 6x}

Hướng dẫn giải

a) \sqrt{x^{2} - 4x + 20} + \sqrt{x^{2} -
4x + 8} + \sqrt{x^{2} - 4x + 9} = 6 + \sqrt{5}

\Leftrightarrow \sqrt{(x - 2)^{2} + 16}
+ \sqrt{(x - 2)^{2} + 4} + \sqrt{(x - 2)^{2} + 5} = 6 +
\sqrt{5}

VT \geq 4 + 2 + \sqrt{5} = 6 +
\sqrt{5} = VP

Để dấu “=” xảy ra thì (x - 2)^{2} = 0
\Leftrightarrow x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 2

Vậy phương trình có nghiệm x =
2.

b) \sqrt{9x^{2} - 6x + 2} + \sqrt{45x^{2}
- 30x + 9} = \sqrt{8 - 9x^{2} + 6x}

\Leftrightarrow \sqrt{(3x - 1)^{2} + 1}
+ \sqrt{5(3x - 1)^{2} + 4} = \sqrt{9 - (3x - 1)^{2}}

Ta có: \left\{ \begin{matrix}
VT \geq 3 \\
VP \leq 3 \\
\end{matrix} \right.

Để dấu “=” xảy ra thì (3x - 1)^{2} = 0
\Leftrightarrow 3x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{3}.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Giải các phương trình sau:

a) \sqrt{4x - 20} + \sqrt{x - 5} -
\frac{1}{3}\sqrt{9x - 45} = 4

b) \sqrt{x - 1} + \frac{3}{2}\sqrt{4x -
4} = \frac{2}{5}\sqrt{25x - 25} + 4

c) \sqrt{4x - 20} - \frac{1}{3}\sqrt{9x
- 45} + 3\sqrt{\frac{x - 5}{9}} - 6 = 0

d) \sqrt{6x^{2} - 12x - 7} + 2x =
x^{2}

e) (x + 4)(x + 1) - 3\sqrt{x^{2} + 5x +
2} = 6

f) \sqrt{x + 2\sqrt{x - 1}} + \sqrt{x -
2\sqrt{x - 1}} = 2

g) \sqrt{x^{2} - 25} - 6\sqrt{x - 5} =
0

h) \sqrt{x + 3 - 4\sqrt{x - 1}} +
\sqrt{x + 8 - 6\sqrt{x - 1}} = 4

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️