Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

Chuyên đề Góc của đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

Góc \widehat{BEC} có đỉnh E nằm bên trong đường tròn (O). Ta nói góc \widehat{BEC} là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn.

Người ta quy ước: Mỗi góc có đỉnh ở bên trong đường tròn chắn hai cung, một cung nằm bên trong góc, cung kia nằm bên trong góc đối đỉnh của nó.

Theo đó, trên hình vẽ ta có góc \widehat{BEC} chắn cung \widehat{BnC} và cung \widehat{DmA}.

Định lí

Số đo của góc có đỉnh ở bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn

\widehat{BEC} = \frac{sd\widehat{BnC} +
sd\widehat{AmD}}{2}

2. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn là góc có hai đặc điểm sau:

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

  • Đỉnh nằm ngoài đường tròn.
  • Các cạnh đều có 1 hoặc 2 điểm chung với đường tròn.
  • Mỗi góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn có hai cung bị chắn.
  • Hai cung đó nằm bên trong góc.
  • Góc \widehat{BEC} ở hình bên có hai cạnh cắt đường tròn, hai cung bị chắn là hai cung nhỏ \widehat{AD}\widehat{BC}.

Định lí

Số đo của góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn.

\widehat{BEC} = \frac{sd\widehat{BC} -
sd\widehat{AD}}{2}

Dạng 1: Chứng minh hai góc hoặc hai đoạn thẳng bằng nhau

Ví dụ: Cho đường tròn (O) và dây AB;AC bằng nhau. Trên cung nhỏ AC lấy điểm M. Gọi S là giao điểm của AMBC. Chứng minh \widehat{CSA} = \widehat{MCA}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

Ta có: \widehat{ASC} là góc có đỉnh ở bên ngoài (O) nên \widehat{ASC} = \frac{sd\widehat{AB} -
sd\widehat{MC}}{2}(*)

Ta có: \widehat{MCA} là góc nội tiếp chắn cung AM nên \widehat{MCA} =
\frac{sd\widehat{AM}}{2}(**)

Theo giả thiết ta có: AB = AC \Rightarrow
\widehat{AB} = \widehat{AC}. Thay vào (*) ta có:

\widehat{ASC} = \frac{sd\widehat{AB} -
sd\widehat{MC}}{2} = \frac{1}{2}sd\widehat{AM}

Vậy \widehat{ASC} =
\widehat{MCA}.

Ví dụ: Cho tam giác ABC;\widehat{A} =
90^{0}, đường kính AB cắt BCD. Tiếp tuyến tại D cắt AC tại P. Chứng minh PD = PC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

Góc \widehat{C} có đỉnh ở bên ngoài đường tròn nên

\widehat{C} = \frac{sd\widehat{AmB} -
sd\widehat{AD}}{2} = \frac{sd\widehat{ADB} -
sd\widehat{AD}}{2}

Do đó \widehat{C} =
\frac{sd\widehat{DB}}{2}(1)

Ta lại có: \widehat{CDP} =
\widehat{BDx}(2)

\widehat{BDx} =
\frac{sd\widehat{BD}}{2}(3)

Từ (1); (2); (3) suy ra \widehat{C} =
\widehat{CDP} hay tam giác CPD cân tại P, do đó PD =
PC.

Ví dụ: Cho đường tròn tâm (O;2cm), các bán kính OA;OB vuông góc với nhau. Lấy điểm M nằm chính giữa cung AB. Gọi C là giao điểm của AMOB, K là hình chiếu của M trên OA. Tính diện tích hình thang OKMC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

Vẽ đường kính BOD.

M là điểm chính giữa cung \widehat{AB} nên \widehat{AOM} = \widehat{BOM} =
45^{0}

Mặt khác OAMOM = OA

Suy ra \Delta OAM cân tại O

\Rightarrow \widehat{OAM} =
\frac{1}{2}\left( 180^{0} - \widehat{AOM} \right) =
67^{0}30'

\Rightarrow \widehat{CAB} =
67^{0}30' - 45^{0} = 22^{0}30'

\Rightarrow \widehat{C} = \widehat{ABO}
- \widehat{BAC} = 22^{0}30'

Mặt khác \widehat{MAB} = 22^{0}30'
\Rightarrow BC = BA = 2\sqrt{2}(cm)

\Rightarrow OC = OB + BC = 2 +
2\sqrt{2}(cm)

Tam giác OKM vuông cân nên OK = AM = \frac{OM}{\sqrt{2}} =
\sqrt{2}

S_{OKMC} = 3 + \sqrt{2}\left( cm^{2}
\right)

Ví dụ: Cho bốn điểm A;D;C;B theo thứ tự đó nằm trên đường tròn O đường kính AB = 2R (hai điểm C;D nằm về cùng một phía so với AB). Gọi E;F theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của A;B trên đường thẳng CD. Tia AD cắt tia BC tại I. Biết rằng AE + BF = R\sqrt{3}.

a) Tính số đo \widehat{AIB}.

b) Trên cung nhỏ CD lấy điểm K. Gọi giao điểm của KA;KB với DC lần lượt là MN. Tìm giá trị lớn nhất của độ dài MN khi K di động trên cung nhỏ CD.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

a) Kẻ OH\bot CD;(H \in CD) ta thấy OH là đường trung bình của hình thang ABFE nên OH = \frac{1}{2}(AE + BF) =
\frac{R\sqrt{3}}{2}

Từ đó tam giác OCD đều \Rightarrow \widehat{COD} = sd\widehat{DKC} =
60^{0}

Ta thấy \widehat{AIB} có đỉnh nằm bên ngoài đường tròn (O) nên

\widehat{AIB} = \frac{1}{2}\left(
sd\widehat{AmB} - sd\widehat{DKC} \right) = \frac{1}{2}\left( 180^{0} -
60^{0} \right) = 60^{0}

b) Ta thấy \Delta AEM\sim\Delta NFB
\Rightarrow EM.NF = AE.BF (không đổi) do đó MN lớn nhất khi và chỉ khi ME + NF nhỏ nhất.

Theo chúng minh trên ME.NF không đổi nên ME + NF nhỏ nhất khi ME = NF = \sqrt{AE.BF}. Vậy giá trị lớn nhất của MN bằng EF - 2\sqrt{AE.BF}.

Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc

Ví dụ: Cho đường tròn (O)(O') ở ngoài nhau. Đường thẳng OO' cắt (O)(O') lần lượt tại các điểm A;B;C;D. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài EF của hai đường tròn \left( E \neq (O);F \neq (O')
\right). Gọi M là giao điểm của AEDF, N là giao điểm của EBFC. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác MENF là hình chữ nhật.

b) MN\bot AD.

c) ME.MA = MF.MD.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

a) Ta có: \widehat{AEB} = \widehat{CFD} =
90^{0}

EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O)(O') nên EO\bot EF;O'F\bot EF \Rightarrow
OE//O'F

\Rightarrow \widehat{EOB} =
\widehat{FO'D} (hai góc đồng vị)

\widehat{EAO} =
\widehat{FCO'} do đó MA//FN.

Mặt khác EB\bot MA \Rightarrow FB\bot
FN hay \widehat{FNB} =
90^{0}

Tứ giác MENF\widehat{E} = \widehat{N} = \widehat{F} =
90^{0}nên là hình chữ nhật.

b) Gọi I là giao điểm của MNEF, H là giao điểm của MNAD.

Vì tứ giác MENF là hình chữ nhật nên \widehat{IFN} =
\widehat{INF}.

Mặt khác trong đường tròn (O')\widehat{FDO} = \widehat{IFN} =
\frac{1}{2}sd\widehat{FC}

Do đó \widehat{FDC} = \widehat{HNC}
\Rightarrow \Delta FDC = \Delta HNC(g - g)

\Rightarrow \widehat{NHC} = \widehat{FEN}
= 90^{0} hay MN\bot
AD.

c) Ta có: \widehat{MFE} =
\widehat{FNE} (do MENF là hình chữ nhật)

Trong đường tròn (O)\widehat{FEN} = \widehat{EAB} =
\frac{1}{2}sd\widehat{EB}

Do đó \widehat{MFE} = \widehat{EAB}
\Rightarrow \Delta MEF = \Delta MDA(g - g)

\Rightarrow \frac{ME}{MD} = \frac{MF}{MA}
\Rightarrow ME.MA = MF.MD.

Ví dụ: Trên đường tròn (O) cho các điểm A;;B;C;D theo thứ tự đó. Gọi A_{1};B_{1};C_{1};D_{1} lần lượt là điểm chính giữa của các cung AB;BC;CD;DA. Chứng minh đường thẳng A_{1}C_{1}B_{1}D_{1} vuông góc với nhau.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

Gọi I = A_{1}C_{1} \cap
B_{1}D_{1}; \alpha;\beta;\gamma;\delta theo thứ tự là số đo của các cung \widehat{AB};\widehat{BC};\widehat{CD};\widehat{DA}. Khi đó \alpha + \beta + \gamma + \delta =
360^{0}

Xét \widehat{A_{1}IB_{1}} là góc có đỉnh trong đường tròn (O) ta có:

\widehat{A_{1}IB_{1}} =
\frac{1}{2}\left( sd\widehat{A_{1}BB_{1}} + sd\widehat{C_{1}DD_{1}}
\right)

= \frac{1}{2}\left( sd\widehat{A_{1}B} +
sd\widehat{BB_{1}} + sd\widehat{C_{1}D} + sd\widehat{DD_{1}}
\right)

= \frac{1}{4}(\alpha + \beta + \gamma +
\delta) = 90^{0}

Hay A_{1}C_{1}\bot
B_{1}D_{1}.

Dạng 3: Chứng minh đẳng thức về góc hoặc về đoạn thẳng

Ví dụ: Cho \Delta ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Vẽ phân giác trong AD của góc A; \left( D
\neq (O) \right). Lấy điểm E thuộc cung nhỏ AC. Nối BE cắt ADAC lần lượt tại I;K, nối DE cắt AC tại J. Chứng minh rằng:

a) \widehat{BID} =
\widehat{AJE}

b) AI.JK = IK.EJ.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc có đỉnh bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn Toán 9

a) Ta có: \widehat{BID} là góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn (O) chắn hai cung BDAE.

\Rightarrow \widehat{BID} =
\frac{1}{2}\left( sd\widehat{BD} + sd\widehat{AE} \right)

\widehat{AJE} là góc có đỉnh nằm bên trong đường tròn (O) chắn hai cung CDAE.\Rightarrow \widehat{AJE} = \frac{1}{2}\left(
sd\widehat{CD} + sd\widehat{AE} \right)

AD là phân giác của góc A nên \widehat{BD} = \widehat{CD} \Rightarrow
\widehat{BID} = \widehat{AJE}

b) Xét tam giác AIKEJK ta có:

\widehat{AKI} = \widehat{EKJ} (đối đỉnh)

Lại có \widehat{IAK} =
\widehat{KEJ} (hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau BD;CB)

\Rightarrow \Delta AIK\sim\Delta EJK(g -
g)

\Rightarrow \frac{AI}{EJ} =
\frac{IK}{JK} \Rightarrow AI.JK = IK.EJ

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho đường tròn (O) và hai dây AB;AC. Gọi M,N lần lượt là điểm chính giữa cung \widehat{AB};\widehat{AC}. Đường thẳng MN cắt dây AB tại E và cắt dây AC tại H. Chứng minh tam giác AEH cân.

Bài 2: Cho ba điểm A;B;C thuộc đường tròn (O) sao cho tiếp tuyến tại A cắt tia BC tại D. Tia phân giác của góc \widehat{BAC} cắt đường tròn tại M, tia phân giác của góc \widehat{D} cắt AM tại I. Chứng minh DI\bot AM.

Bài 3: Trên một đường tròn, lấy liên tiếp ba cung AC;CD;DB sao cho sd\widehat{AC} = sd\widehat{CD} = sd\widehat{DB} =
60^{0}. Hai đường thẳng AC;CD cắt nhau tại E. Hai tiếp tuyến của đường tròn tại BC cắt nhau ở T. Chứng minh rằng:

a) \widehat{AEB} =
\widehat{BTC}.

b) CD là tia phân giác của \widehat{BCT}.

Bài 4: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác đó, M,N,P theo thứ tự là tâm các đường tròn bàng tiếp trong các góc A;B;C. Gọi K là điểm đối xứng với I qua O. Chứng minh K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MNP.

Bài 5: Qua điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O) vẽ hai cát tuyến ABCAMN sao cho hai đường thẳng BNCM cắt nhau tại một điểm S nằm bên trong đường tròn. Chứng minh \widehat{A} + \widehat{BSM} =
2\widehat{CMN}.

Bài 6: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Biết P;Q;R theo thứ tự là các điểm chính giữa các cung bị chắn BC;CA;AB bởi các góc A;B;C.

a) Chứng minh AP\bot QR.

b) AP cắt CR tại I. Chứng minh tam giác CPI cân.

Bài 7: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), các điểm M,N,P lần lượt là điểm chính giữa của các cung AB;BC;CA. Gọi D là giao điểm của MNAB, E là giao điểm của PNAC. Chứng minh DE//BC.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️