Góc nội tiếp Toán 9

Chuyên đề Góc của đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Góc nội tiếp Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Định nghĩa

  • Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

Góc nội tiếp Toán 9

  • Cung nằm bên trong góc nội tiếp được gọi là cung bị chắn.

Định lí

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Hệ quả

Trong một đường tròn

  • Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

Góc nội tiếp Toán 9

  • Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

Góc nội tiếp Toán 9

  • Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90^{0}) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.

Góc nội tiếp Toán 9

  • Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông. Còn gọi là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn.

Góc nội tiếp Toán 9

Dạng 1: Chứng minh hai góc bằng nhau, đoạn thẳng bằng nhau, tam giác đồng dạng

Ví dụ: Cho tam giác nhọn ABC\widehat{B} = 45^{0}. Vẽ đường tròn đường kính AC có tâm O, đường tròn này cắt BA;BC lần lượt tại DE.

a) Chứng minh AE = EB.

b) Gọi H là giao điểm của CDAE. Chứng minh rằng đường trung trực của đoạn HE đi qua trung điểm I của BH.

c) Chứng minh BH\bot AC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc nội tiếp Toán 9

a) Ta có: \widehat{AEC} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\Rightarrow \widehat{AEB} =
90^{0}

Theo giả thiết \widehat{B} =
45^{0}

Suy ra tam giác AEB vuông cân tại E

\Rightarrow AE = EB

b) Gọi K là trung điểm của HE

Xét tam giác BHEI là trung điểm của HB; K là trung điểm của HE

Suy ra IK là đường trung bình của tam giác HBE

\Rightarrow IK//BE

Mặt khác \widehat{AEB} = 90^{0} (chứng minh trên) \Rightarrow BE\bot HE
\equiv E

\Rightarrow IK\bot HE \equiv
K

Vậy IK là đường trung trực của HE.

c) Theo chứng minh trên ta có: \widehat{AEC} = 90^{0} \Rightarrow AE\bot
BC

Suy ra AE là đường cao hạ từ đỉnh A của tam giác ABC (*)

Ta có: \widehat{ADC} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\Rightarrow CD\bot AB

Suy ra CD là đường cao hạ từ đỉnh C của tam giác ABC (**)

Từ (*) và (**) và H là giao điểm của CDAE

Suy ra H là trực tâm của tam giác ABC

\Rightarrow BH\bot AC (điều phải chứng minh)

Ví dụ: Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Bx và lấy hai điểm C;D thuộc nửa đường tròn. Các tia AC;AD cắt Bx lần lượt tại E;F (F nằm giữa hai điểm B;E). Chứng minh rằng:

a) Tích AC.AE không đổi.

b) \widehat{ABD} =
\widehat{DFB}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc nội tiếp Toán 9

a) Ta có: \widehat{ACB} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \Rightarrow BC\bot AE

\widehat{ABE} = 90^{0} (vì Bx là tiếp tuyến)

Suy ra tam giác ABE vuông tại B.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào tam giác ABE ta có:

AC.AE = AB^{2}

AB là đường kính nên AB = 2R không đổi.

Do đó tích AC.AE không đổi.

b) Xét tam giác ADB\widehat{ADB} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\Rightarrow \widehat{ABD} + \widehat{BAD}
= 90^{0} (định lí tổng ba góc của một tam giác) (1)

Xét tam giác ABF\widehat{ABF} = 90^{0} (BF là tiếp tuyến)

\Rightarrow \widehat{AFB} + \widehat{BAF}
= 90^{0}(định lí tổng ba góc của một tam giác) (2)

Từ (1) và (2) \Rightarrow \widehat{ABD} =
\widehat{DFB} (cùng phụ với \widehat{BAD})

Ví dụ: Cho đường tròn (O) nội tiếp tam giácABC;(AB = AC). Cạnh AB;BC;CA tiếp xúc với đường tròn (O) tại các điểm D;E;FBFcắt (O) tại I, DI cắt BC tại M. Chứng minh:

a) Tam giác DEF có ba góc nhọn.

b) DF//BC.

c) \frac{BD}{CB} =
\frac{BM}{CF}

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc nội tiếp Toán 9

a) Vì AD;AF là tiếp tuyến chung của đường tròn (O) nên \widehat{ADO} = \widehat{AFO} =
90^{0}

\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
\widehat{AOD} < 90^{0} \\
\widehat{AOF} < 90^{0} \\
\end{matrix} \right.\  \Rightarrow \widehat{DOF} < 180^{0}
\Rightarrow \widehat{DEF} < 90^{0}

Chứng minh tương tự ta có: \widehat{DFE}
< 90^{0};\widehat{FDE} < 90^{0}

Vậy tam giác DEF có ba góc nhọn.

b) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

AD = AF

Mặt khác AB = AC (giả thiết)

\Rightarrow \frac{AD}{AB} = \frac{AF}{AC}
\Rightarrow DF//BC.

c) Vì DF//BC (chứng minh trên) nên \widehat{DFB} = \widehat{FBC} (so le trong)

Mặt khác \widehat{DFB} =
\widehat{BDI} (cùng chắn cung DI)

\Rightarrow \widehat{BDI} =
\widehat{FBC}

Xét tam giác BDI và tam giác CFB có:

\widehat{DBM} = \widehat{BCF} (tam giác ABC cân)

\widehat{BDM} = \widehat{FBC} (chứng minh trên)

Do đó \Delta BDM\sim\Delta CBF(g - g)
\Rightarrow \frac{BD}{CB} = \frac{BM}{CF} (điều phải chứng minh)

Dạng 2: Chứng minh hai đường thẳng vuông góc, ba điểm thẳng hàng

Ví dụ: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), hai đường cao BDCE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF.

a) Tứ giác BFCH là hình gì? Vì sao?

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh OM = \frac{1}{2}AH.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc nội tiếp Toán 9

a) Ta có: \widehat{ABF} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \Rightarrow AB\bot BF

Mặt khác AB\bot CH \Rightarrow
BF//CH(1)

Chứng minh tương tự ta được BH//CF(2)

Từ (1) và (2) suy ra BFCH là hình bình hành.

b) Theo bài ra ta có: M là trung điểm của BC

BFCH là hình bình hành (chứng minh trên) nên M là trung điểm của HF

\Rightarrow H,M,F thẳng hàng.

Xét tam giác AHFM là trung điểm của HF; O là trung điểm của AF

Suy ra OM là đường trung bình của tam giác AHF

\Rightarrow OM = \frac{1}{2}AH (điều phải chứng minh)

Ví dụ: Cho đường tròn (O), đường kính MN và một điểm P thuộc đường tròn. Gọi Q là điểm đối xứng với M qua P. Tam giác MNQ là tam giác gì? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc nội tiếp Toán 9

\widehat{MPN} là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \widehat{MPN} =
90^{0}

Theo giả thiết ta có: M;Q đối xứng với nhau qua P nên PM = PQ

Xét tam giác MNQNP vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến nên tam giác MNQ cân tại N.

Ví dụ: Cho nửa đường tròn (O;R), đường kính AB và điểm C nằm ngoài nửa đường tròn. Các đoạn CA;CB cắt nửa đường tròn lần lượt tại MN. Gọi H là giao điểm của ANBM.

a) Chứng minh rằng CH\bot
AB.

b) Gọi I là trung điểm của CH. Chứng minh MI là tiếp tuyến của nửa đường tròn (O).

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Góc nội tiếp Toán 9

a) Ta có: \widehat{AMB} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \Rightarrow BM\bot AC

\widehat{ANB} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \Rightarrow AN\bot
BC

Mặt khác AN \cap MB \equiv H

Suy ra H là trực tâm tam giác ABC \Rightarrow CH\bot AB

b) Gọi T là giao điểm của CHAB.

Xét tam giác HMC\widehat{HMC} = \widehat{AMB} =
90^{0}(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\Rightarrow MI = MC =
\frac{1}{2}CH(tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông)

Suy ra tam giác MICcân tại I \Rightarrow \widehat{ICM} =
\widehat{IMC}

Xét tam giác OAMOM = OA suy ra \Delta OAM cân tại O

\Rightarrow \widehat{OMA} =
\widehat{OAM} mặt khác \widehat{CAB} + \widehat{ACT} = 90^{0} (tam giác ACT vuông tại T)

\Rightarrow \widehat{CMI} +
\widehat{AMO} = 90^{0} \Rightarrow \widehat{IMO} = 180^{0} - 90^{0} =
90^{0}

\Rightarrow MI là tiếp tuyến của (O).

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho đường tròn (O) và hai đường kính AB;CD vuông góc với nhau. Lấy một điểm M trên cung nhỏ AC rồi vẽ tiếp tuyến với đường tròn (O) tại M. Tiếp tuyến này cắt đường thẳng CD tại S. Chứng minh rằng \widehat{MSD} = 2\widehat{MBA}.

Bài 2: Cho đường tròn (O) đường kính ABS là một điểm nằm ngoài đường tròn. Các đường thẳng SA;SB lần lượt cắt (O) tại điểm thứ hai M;N. Gọi H là giao điểm của ANBM. Chứng minh rằng:

a) SH\bot BA

b) HM.HB = HN.HA

Bài 3: Cho tam giác ABC;(AB =
AC) nội tiếp đường tròn (O). Phân giác trong góc B;C cắt đường tròn (O) lần lượt tại ED.

a) Chứng minh rằng \Delta ACE = \Delta
ABD.

b) Gọi I là giao điểm của CDBE. Tứ giác ADIE là hình gì? Vì sao?

Bài 4: Cho hai đường tròn (O;R)(O';R') cắt nhau tại AB. Vẽ cát tuyến CAD vuông góc với AB; \left( C
\in (O);D \in (O') \right). Tia CB cắt (O') tại E, tia BD cắt (O) tại F. Chứng minh rằng CD^{2} = CB.CE + BD.CF.

Bài 5: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên cung nhỏ BC của đường tròn (O), lấy điểm M. Gọi D;E;F lần lượt là hình chiếu của M lên các đường thẳng BC;CA;AB. Chứng minh rằng các điểm D;E;F thẳng hàng.

Bài 6: Cho tam giác ABC có đường tròn ngoại tiếp (O). Từ điểm M nằm chính giữa cung AB vẽ dây cung MN song song với BC cắt AC tại S. Chứng minh rằng SM = SC;SN = SA.

Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A\widehat{A} < 90^{0}. Vẽ đường tròn đường kính AB cắt BC tại D, cắt AC tại E. Chứng minh rằng:

a) \Delta DBE cân

b) \widehat{CBE} =
\frac{1}{2}\widehat{BAC}

Bài 8: Cho đường tròn (O;R) và một điểm M nằm bên trong đường tròn. Qua M kẻ hai dây cung AB;CD vuông góc với nhau (C thuộc cung nhỏ AB). Vẽ đường kính DE. Chứng minh rằng:

a) MA.MB = MC.MD.

b) Tứ giác ABEC là hình thang cân.

c) Tổng MA^{2} + MB^{2} + MC^{2} +
MD^{2} có giá trị không đổi khi M thay đổi vị trí trong đường tròn (O).

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️