Hệ số góc của đường thẳng

Chuyên đề Hàm số bậc nhất - Vị trí tương đối của hai đường thẳng gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Hệ số góc của đường thẳng 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Hệ số góc của đường thẳng

Dạng 1: Tìm hệ số góc của đường thẳng

Phương pháp

Dựa vào kiến thức vị trí tương đối của hai đường thẳng

  • Hai đường thẳng song song khi \left\{
\begin{matrix}
a = a' \\
b \neq b' \\
\end{matrix} \right.
  • Hai đường thẳng trùng nhau khi \left\{
\begin{matrix}
a = a' \\
b = b' \\
\end{matrix} \right.
  • Hai đường thẳng cắt nhau khi a \neq
a'

Đường thẳng (d):y = ax + b với trục Ox một góc \alpha thì a
= \tan\alpha

Ví dụ: Xác định hệ số góc của đường thẳng (d):y = ax + b;(a \neq 0) . Biết góc tạo bởi (d) với trục Ox30^{0}.

Hướng dẫn giải

Vì góc tạo bởi (d) với trục Ox30^{0} nên

a = tan30^{0} = \frac{1}{\sqrt{3}} =
\frac{\sqrt{3}}{3}

Vậy hệ số góc của đường thẳng (d):y = ax
+ b;(a \neq 0) tạo với trục Ox\frac{\sqrt{3}}{3}.

Ví dụ: Cho đường thẳng (d):y = mx + 2m - 1. Tìm hệ số góc của đường thẳng (d) biết rằng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ - 1.

Hướng dẫn giải

Vì đường thẳng (d):y = mx + 2m -
1 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng - 1 suy ra đường thẳng (d):y = mx + 2m - 1 đi qua điểm A( - 1;0).

Vậy với x = - 1 \Rightarrow y = 0 suy ra 0 = m.( - 1) + 2m - 1 \Rightarrow m =
1

Với m = 1 đường thẳng (d):y = mx + 2m - 1 có dạng y = x + 1

Vậy số góc của đường thẳng (d):y = mx +
2m - 1 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ -1 là 1.

Ví dụ: Tìm m để đường thẳng (d):y = \left( m^{2} + 1 \right)x - 3m +
2 có hệ số góc nhỏ nhất.

Hướng dẫn giải

Đường thẳng (d):y = \left( m^{2} + 1
\right)x - 3m + 2 có hệ số góc a =
m^{2} + 1

Ta có: m^{2} \geq 0 \rightarrow m^{2} + 1
\geq 1 \Rightarrow a \geq 1

Vậy hệ số góc nhỏ nhất của đường thẳng (d):y = \left( m^{2} + 1 \right)x - 3m +
2 là 1 khi m = 0.

Dạng 2: Xác định góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b;(a \neq 0) với trục Ox.

Phương pháp

  • Nếu a > 0 thì góc \alpha tạo bởi đường thẳng (d):y = ax + b với trục Ox là góc nhọn \left( 0^{0} < \alpha < 90^{0}
\right) và được tính theo công thức a = \tan\alpha.
  • Nếu a < 0 thì góc \alpha tạo bởi đường thẳng (d):y = ax + b với trục Ox là góc tù \left( 90^{0} < \alpha < 180^{0}
\right) và được tính theo công thức a = - \tan\left( 180^{0} - \alpha
\right).

Chú ý: Hệ số góc a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 180^{0}.

Ví dụ: Xác định góc tạo bởi đường thẳng (d):y = 2x + 3 với trục Ox.

Hướng dẫn giải

Gọi \alpha là góc tạo bởi (d):y = 2x + 3 với trục Ox suy ra \tan\alpha = 2

\Rightarrow \alpha =
63^{0}26'

Vậy góc tạo bởi (d):y = 2x + 3 với trục Ox bằng 63^{0}26'.

Ví dụ: Xác định góc tạo bởi đường thẳng (d):y = (m - 1)x + 3m với trục Ox. Biết đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9.

Hướng dẫn giải

Đường thẳng (d):y = (m - 1)x +
3m cắt trục tung tại điểm có tung độ là 9 tức là đường thẳng (d):y = (m - 1)x + 3m đi qua điểm A(0;9)

Với x = 0;y = 9 suy ra 9 = (m - 1).0 + 3m \Rightarrow m = 3

Với m = 3 phương trình đường thẳng (d) có dạng y = 2x + 6

Gọi \alpha là góc tạo bởi hai đường thẳng y = 2x + 6 và trục Ox

\Rightarrow \alpha =
63^{0}26'

Dạng 3: Xác định đường thẳng biết hệ số góc

Phương pháp:

Bước 1: Xác định hệ số góc a dựa vào kiến thức góc và hệ số góc.

Bước 2: Thay tọa độ các điểm đi qua vào phương trình đường thẳng xác định hệ số b.

Bước 3: Kết luận.

Ví dụ: Viết phương trình đường thẳng (d) biết đường thẳng (d) hợp với trục Ox một góc bằng 60^{0} và đi qua điểm A\left( \sqrt{3};2 \right).

Hướng dẫn giải

Gọi phương trình đường thẳng (d):y = ax +
b;(a \neq 0)

Vì đường thẳng (d) hợp với trục Ox một góc bằng 60^{0} suy ra a = tan60^{0} = \sqrt{3}

Vậy phương trình đường thẳng (d) có dạng y = x\sqrt{3} + b

Mặt khác đường thẳng (d) đi qua điểm A\left( \sqrt{3};2 \right) nên 2 = \sqrt{3}.\sqrt{3} + b \Rightarrow b = -
1

Vậy phương trình đường thẳng (d) hợp với trục Ox một góc 60^{0} và đi qua điểm A\left( \sqrt{3};2 \right)y = \sqrt{3}x - 1.

Ví dụ: Viết phương trình đường thẳng (d), biết đường thẳng (d) đi qua điểm M(2; - 1) và cắt hai trục tọa độ tạo thành một tam giác vuông cân.

Hướng dẫn giải

Đường thẳng (d) cắt hai trục tọa độ một tam giác cân suy ra góc tạo bởi (d) với trục Ox là 45^{0} hoặc 135^{0}.

Vậy suy ra hệ số góc của đường thẳng (d)\left\lbrack \begin{matrix}
a = tan45^{0} = 1 \\
a = - \tan\left( 180^{0} - 135^{0} \right) = - 1 \\
\end{matrix} \right.

Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b

Với a = 1 đường thẳng có dạng y = x + b. Mặt khác ta lại có đường thẳng (d) đi qua điểm M(2; - 1) suy ra - 1 = 2 + b \Rightarrow b = - 3

Suy ra phương trình đường thẳng đi qua điểm M(2; - 1) và cắt hai trục tọa độ tạo tam giác vuông cân là y = x - 3.

Với a = - 1 đường thẳng có dạng y = - x + b. Mặt khác ta lại có đường thẳng (d) đi qua điểm M(2; - 1) suy ra - 1 = - 2 + b \Rightarrow b = 1

Suy ra phương trình đường thẳng đi qua điểm M(2; - 1) và cắt hai trục tọa độ tạo tam giác vuông cân là y = - x + 1.

Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là y
= x - 3 hoặc y = - x +
1.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Xác định hệ số góc của đường thẳng biết đường thẳng đó vuông góc với đường thẳng y = 2x +
7.

Bài 2: Xác định hệ số góc của đường thẳng (d):y = (m - 1)x + 2m - 3 biết đường thẳng đi qua điểm A( - 1;2).

Bài 3: Xác định hệ số góc của đường thẳng (d):y = \left( m^{2} - 1 \right)x - 2m -
3 biết đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9.

Bài 4: Xác định hệ số góc lớn nhất của đường thẳng (d):y = \left( - m^{2} + 2m - 3 \right)x +
4m - 1?

Bài 5: Đường thẳng (d) lần lượt cắt trục hoành và trục tung tại điểm có hoành độ là -1 và tung độ là 1. Xác định góc tạo bởi đường thẳng (d) với trục Ox.

Bài 6: Xác định góc tạo bởi đường thẳng (d) với trục Ox biết đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = 2x + 3.

Bài 7: Biết đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(1;3),B(2;5). Xác định góc tạo bởi đường thẳng (d) với trục Ox?

Bài 8: Xác định góc tạo bởi đường thẳng (d) và trục Ox, biết đường thẳng (d) cắt trục Ox,Oy tạo thành một tam giác vuông cân?

Bài 9: Viết phương trình đường thẳng (d) biết đường thẳng (d) hợp với trục Ox một góc bằng 30^{0} và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.

Bài 10: Viết phương trình đường thẳng (d) biết đường thẳng (d) đi qua điểm M(1;4) và cắt hai trục tọa độ Ox;Oy lần lượt tại A;BOB =
2OA.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️