Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Chuyên đề Hệ thức lượng trong tam giác vuông gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Cho tam giác \Delta ABC vuông tại A, cạnh huyền BC = a, các cạnh góc vuông AC = b;AB = c. Gọi AH = h là đường cao ứng với cạnh huyền và CH = b';BH = c' lần lượt là hình chiếu của AC;AB trên cạnh huyền BC. (như hình vẽ)

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền

Định lí 1: Trong tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

b^{2} = ab';c^{2} =
ac'

Một số hệ thức liên quan tới đường cao

Định lí 2: Trong tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

h^{2} = b'.c'

Định lí 3: Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.

bc = ah

Định lí 4: Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.

\frac{1}{h^{2}} = \frac{1}{b^{2}} +
\frac{1}{c^{2}}

Sơ đồ hệ thống hóa công thức

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Dạng 1: Tính độ dài đoạn thẳng trong tam giác vuông

Phương pháp giải

Bước 1: Xác định xem đề bài yêu cầu tính yếu tố nào của tam giác vuông, yếu tố nào đã cho.

Bước 2: Sử dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để tính độ dài.

Ví dụ: Xác định các giá trị x;y trong các hình vẽ sau:

a)Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao b)Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Ta có:

Áp dụng hệ thức về cạnh ta có:

b^{2} = b'.a \Rightarrow 10^{2} =
8(y + 8) \Leftrightarrow y = \frac{9}{2}

Áp dụng hệ thức về cạnh ta có:

c^{2} = c'.a \Rightarrow x^{2} =
\frac{9}{2}\left( 8 + \frac{9}{2} \right) = \left( \frac{15}{2}
\right)^{2}

\Leftrightarrow x =
\frac{15}{2}

b) Áp dụng hệ thức về cạnh c^{2} =
c'.a ta được:

\Rightarrow 30^{2} = y(y +
32)

\Leftrightarrow (y - 18)(y + 50) =
0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
y = 18(TM) \\
y = - 50(L) \\
\end{matrix} \right.

Áp dụng hệ thức về cạnh b^{2} =
b'.a ta được:

\Rightarrow x^{2} = 32(32 + 18)
\Leftrightarrow x^{2} = 40^{2} \Leftrightarrow x = 40(tm)

Ví dụ: Cho tam giác \Delta ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết rằng AB = 20cm;BC = 25cm. Tính độ dài cạnh BH;CH;AC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, ta có:

AB^{2} = BH.BC \Rightarrow BH =
\frac{20^{2}}{25} = 16(cm)

BH + CH = BC \Rightarrow CH = 25 - 16
= 9(cm)

Ta cũng có: AC^{2} = CH.BC \Rightarrow AC
= \sqrt{9.25} = 15(cm)

Ví dụ: Cho \Delta ABC vuông tại A, đường cao AH. Tính độ dài BH;CH;AH;BC biết rằng AB = 12cm;AC = 9cm.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Theo định lí Pythagore ta có:

BC^{2} = AB^{2} + AC^{2} \Rightarrow BC
= \sqrt{12^{2} + 9^{2}} = 15(cm)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH ta có:

AB^{2} = BH.BC \Rightarrow BH =
\frac{12^{2}}{15} = 9,6(cm)

Ta có: BC = BH + CH

\Rightarrow CH = 15 - 9,6 =
5,4(cm)

Mặt khác AH^{2} = BC.CH \Rightarrow AH =
\sqrt{9,6.5,4} = 7,2(cm)

Ví dụ: Cho tam giác DEF vuông tại D, đường cao DI. Biết rằng DE = 15cm;DF = 20cm. Tính độ dài của DI?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác DEF vuông tại D đường cao DI ta có:

\frac{1}{DI^{2}} = \frac{1}{DE^{2}} +
\frac{1}{DF^{2}}

\Rightarrow DI =
\sqrt{\frac{DE^{2}.DF^{2}}{DE^{2} + DF^{2}}} =
\sqrt{\frac{15^{2}.20^{2}}{15^{2} + 20^{2}}} = 12(cm)

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, phân giác AD. Biết BD =
75cm;DC = 100cm. Tính độ dài cạnh BH;CH.

Hướng dẫn giải

Ta có: AD là đường phân giác \Rightarrow
\frac{BD}{DC} = \frac{AB}{AC} (tính chất đường phân giác)

\Rightarrow \frac{AB}{AC} =
\frac{75}{100} = \frac{3}{4}

Xét tam giác \Delta ABC vuông tại A, đường cao AH ta có:

\left. \ \begin{matrix}
AB^{2} = BH.BC \\
AC^{2} = CH.BC \\
\end{matrix} \right\} \Rightarrow \frac{AB^{2}}{AC^{2}} =
\frac{BH.BC}{CH.BC} = \frac{BH}{CH}

\Rightarrow \frac{BH}{CH} = \left(
\frac{AB}{AC} \right)^{2} = \frac{9}{16} \Rightarrow BH =
\frac{9}{16}CH(*)

Hơn nữa BC = BD + DC = 75 + 100 =
175(cm)

Do đó BC = BD + CH = 175(**)

Thay (*) và (**) ta có:

\frac{9}{16}CH + CH = 175
\Leftrightarrow \frac{25}{16}CH = 175 \Leftrightarrow CH =
112(cm)

\Rightarrow BH = 175 - 112 =
63(cm)

Dạng 2: Chứng minh hệ thức liên quan đến tam giác vuông

Phương pháp giải

Sử dụng các hệ thức lượng trong tam giác vuông đã biết để chứng minh các hệ thức liên quan đến tam giác vuông.

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi HD;HE lần lượt là đường cao của tam giác AHB và tam giác AHC. Chứng minh rằng

a) \frac{AB^{2}}{AC^{2}} =
\frac{HB}{HC} b) \frac{AB^{3}}{AC^{3}} =
\frac{BD}{EC}

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại A đường cao AH ta có:

\left. \ \begin{matrix}
AB^{2} = BH.BC \\
AC^{2} = CH.BC \\
\end{matrix} \right\} \Rightarrow \frac{BH}{CH} =
\frac{AB^{2}}{AC^{2}}

b) Do \frac{AB^{2}}{AC^{2}} =
\frac{HB}{HC} nên \left(
\frac{AB^{2}}{AC^{2}} \right)^{2} = \left( \frac{HB}{HC}
\right)^{2}(*)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ABH vuông tại H, đường cao HD ta có:

BH^{2} = BD.AB(**)

Tương tự đối với tam giác AHC, ta cũng có: CH^{2} = CE.CA(***)

Từ (*); (**); (***) suy ra \frac{AB^{3}}{AC^{3}} =
\frac{BD}{EC}.

Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH;BK. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt tia đối của tia AC tại D. Chứng minh rằng:

a) BD = 2AH b) \frac{1}{BK^{2}} = \frac{1}{BC^{2}} +
\frac{1}{4AH^{2}}

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

a) Xét tam giác ABC cân tại A đường cao AH

Suy ra AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC.

Xét tam giác BCD có \left\{
\begin{matrix}
BH = HC;H \in BC \\
AH//BD;A \in DC \\
\end{matrix} \right.

Suy ra AH là đường trung bình của tam giác BDC

Do đó BD = 2AH.

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác BDC vuông tại B, có BK là đường cao ta có:

\frac{1}{BK^{2}} = \frac{1}{BC^{2}} +
\frac{1}{BD^{2}}

Thay BD = 2AH ta có: \frac{1}{BK^{2}} = \frac{1}{BC^{2}} +
\frac{1}{4AH^{2}}.

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD và điểm M thuộc cạnh BC. Kéo dài AM cắt tia DC tại N. Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AM cắt tia CB tại E. Chứng minh:

a) AE = AN b) \frac{1}{AB^{2}} = \frac{1}{AM^{2}} +
\frac{1}{AN^{2}}

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

a) Ta có:

\widehat{EAB} = \widehat{DAN} = 90^{0} -
\widehat{MAB}

Xét tam giác AND và tam giác AEB ta có:

\left\{ \begin{matrix}
AD = AB \\
\widehat{ADN} = \widehat{ABE} = 90^{0} \\
\widehat{DAN} = \widehat{EAB} \\
\end{matrix} \right.

Suy ra \Delta AND = \Delta AEB
\Rightarrow AN = AE

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác AEM vuông tại A, đường cao AB ta có:

\frac{1}{AB^{2}} = \frac{1}{AM^{2}} +
\frac{1}{AE^{2}}

AE = AN nên \frac{1}{AB^{2}} = \frac{1}{AM^{2}} +
\frac{1}{AN^{2}}.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Tìm các giá trị x;y trong các hình vẽ sau:

a) Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao b) Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao
c) Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao d) Hệ thức về cạnh góc vuông và đường cao

 Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH;(H \in BC)BH = 10cm,CH = 42cm. Tính BC;AH;AB;AC.

Bài 3: Cho tam giác ABCAB = 6cm;AC = 8cm;BC = 10cm.

a) Chứng minh \Delta ABC vuông.

b) Tính đường cao AH.

c) Gọi M;N lần lượt là hình chiếu của H trên AB;AC. Tính HM;HN.

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

a) Biết AB = 30cm;\frac{AC}{AB} =
\frac{4}{3}. Tính AC;BC;BH;CH.

b) Biết AH = 6cm;\frac{HB}{HC} =
\frac{9}{16}. Tính BC.

Bài 5: Cho hình thang ABCD;(AB//CD), hai đường chéo ACBD vuông góc nhau tại O.

a) Chứng minh S_{ABCD} =
\frac{1}{2}AC.BD.

b) Biết BD = 5cm, đường cao BH = 4cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Bài 6: Cho hình vuông ABCD, một điểm E bất kỳ thuộc cạnh AB. Gọi F là giao điểm của DE;BC. Chứng minh rằng \frac{1}{DE^{2}} + \frac{1}{DF^{2}} không đổi.

Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A;\left( \widehat{A} < 90^{0}
\right). Kẻ BM\bot CA. Chứng minh rằng \frac{AM}{MC} = 2\left(
\frac{AB}{AC} \right)^{2} - 1.

Bài 8: Cho tam giác ABC vuông tại A với đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa điểm D sao cho DB
= DC = \frac{AB}{\sqrt{2}}. Chứng minh rằng BD;DHAH là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.

Bài 9: Cho hình thoi ABCD với \widehat{A} = 120^{0}. Tia Ax tạo với tia AB góc bằng 15^{0} và cắt cạnh BC tại M, cắt đường thẳng CD tại N. Chứng minh rằng \frac{1}{AM^{2}} + \frac{1}{AN^{2}} =
\frac{4}{3AB^{2}}.

Bài 10: Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Gọi C là điểm di động sao cho BC = 3cm. Vẽ tam giác AMN vuông tại AAC là đường cao. Xác định vị trí của điểm C để \frac{1}{AM^{2}} + \frac{1}{AN^{2}} đạt giá trị lớn nhất.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️