Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

Chuyên đề Đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Định lí: Trong một đường tròn

a) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.

b) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

AB = CD \Leftrightarrow OH =
OK

Định lí: Trong hai dây của một đường tròn

a) Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.

b) Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

AC > BC > AB \Leftrightarrow OF
< OE < OD

Dạng 1: Tính độ dài của dây

Phương pháp giải

  • Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
  • Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
  • Dùng định lí Pythagore, hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Ví dụ: Cho đường tròn (O) và bán kính R = 5cm và dây AB = 8cm.

a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.

b) Gọi I là điểm thuộc dây AB sao cho AI
= 1cm. Kẻ dây CD qua I và vuông góc với AB. Chứng minh rằng CD = AB.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

a) Gọi H là trung điểm của AB, suy ra OH\bot AB. Khoảng cách từ O đến dây AB là:

OH = \sqrt{OA^{2} - HA^{2}} =
\sqrt{5^{2} - 4^{2}} = 3(cm)

b) Kẻ OK\bot CD \equiv K suy ra OKIH là hình chữ nhật mà IH = AH - AI = 3cm

\Rightarrow IH = OH

Suy ra OKIH là hình vuông \Rightarrow OK = OH

Do đó khoảng cách từ tâm O đến hai dây ABCD bằng nhau.

Suy ra AB = CD.

Ví dụ: Cho đường tròn (O;R) có hai đây AB;CD bằng nhau và vuông góc với nhau tại I. Giả sử AI = 2;IB = 4. Tính khoảng cách từ tâm O đến mỗi dây.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

Ta có: AB = IA + IB = 2 + 4 =
6(cm)

Gọi E;F lần lượt là trung điểm của AB;CD

Khi đó ta có: OE\bot AB;OF\bot
CDOE = OF

Vậy tứ giác OEIF là hình vuông.

Khi đó OE = OF = \frac{1}{2}(AB - AI) =
1(cm)

Vậy khoảng cách từ O đến dây AB;CD1cm.

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 4cm. Gọi M;N lần lượt là trung điểm của AB;BCE là giao điểm của CM;DN.

a) Chứng minh các điểm M;B;N;E cùng nằm trên một đường tròn.

b) Tính bán kính đường tròn đó và tính khoảng cách từ tâm đường tròn đến dây ME.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

a) Ta có: \Delta DCN = \Delta CBM
\Rightarrow \widehat{D_{1}} = \widehat{C_{1}} = 90^{0}

\Rightarrow \widehat{D_{1}} +
\widehat{N_{1}} = \widehat{C_{1}} + \widehat{N_{1}}

Xét tam giác ECN có: \widehat{C_{1}} + \widehat{N_{1}} = 90^{0}
\Rightarrow \widehat{NEC} = 90^{0}

Vì tam giác MNE vuông tại E nên ba điểm M;N;E cùng thuộc đường tròn đường kính MN.

Vì tam giác MBN vuông tại B nên ba điểm M;N;B cùng thuộc đường tròn đường kính MN

Vậy bốn điểm B;M;N;E cùng thuộc đường tròn đường kính MN

b) Xét tam giác ABCMN là đường trung bình nên MN = \frac{1}{2}AC

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ABC có:

AC^{2} = AB^{2} + BC^{2} = 4^{2} +
4^{2}

\Rightarrow AC =
4\sqrt{2}(cm)

Vậy bán kính của đường tròn đi qua bốn điểm B;M;N;E là: R
= \frac{1}{4}AC = \sqrt{2}(cm)

Gọi O là trung điểm của MN. Kẻ OH\bot
ME suy ra khoảng cách từ tâm đường tròn đến dây ME là đoạn OH.

Lại có NE\bot ME suy ra OH//NE hay OH là đường trung bình của tam giác MNE suy ra OH
= \frac{1}{2}NE

Theo định lý Pythagore cho tam giác vuông DCN ta có:

DN = \sqrt{DC^{2} + NC^{2}} =
\sqrt{4^{2} + 2^{2}} = 2\sqrt{5}(cm)

Lại có CE là đường cao của tam giác DCN nên

EN.DN = NC^{2}

\Rightarrow EN = \frac{NC^{2}}{DN} =
\frac{4^{2}}{2\sqrt{5}} = \frac{8\sqrt{5}}{5}(cm)

Vậy OH = \frac{1}{2}EN =
\frac{4\sqrt{5}}{5}cm

Dạng 2: So sánh độ dài của các dây cung và các đoạn thẳng liên quan

Phương pháp giải

Trong một đường tròn:

  • Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
  • Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Trong một đường tròn:

  • Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
  • Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

Ví dụ: Cho đường tròn tâm (O), dây AB và dây CD, AB <
CD. Giao điểm K của các đường thẳng AB;CD nằm ngoài đường tròn. Đường tròn (O;OK) cắt KAKC tại M;N. Chứng minh rằng KM < KN.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

Kẻ \left\{ \begin{matrix}
OE\bot AB \equiv E \\
OF\bot CD \equiv F \\
\end{matrix} \right.

Trong đường tròn nhỏ ta có: AB < CD
\Rightarrow OE > OF

Trong đường tròn lớn ta có: OE > OF
\Rightarrow KM < KN

Ví dụ: Cho đường tròn (O) và hai dây AB;AC sao cho AB < AC và tâm O nằm trong góc \widehat{ABC}. Chứng minh rằng \widehat{OAB} > \widehat{OAC}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

Kẻ \left\{ \begin{matrix}
OE\bot AB \equiv E \\
OF\bot AC \equiv F \\
\end{matrix} \right.

Trong đường tròn (O) ta có:

AB < AC \Rightarrow OE >
OF

\Rightarrow \sin\widehat{OAE} =
\frac{OE}{OA} > \frac{OF}{OA} = \sin\widehat{OAF}

\Rightarrow \widehat{OAE} >
\widehat{OAF} hay \widehat{OAB}
> \widehat{OAC}

Ví dụ: Cho đường tròn (O) và hai dây AB;CD cắt nhau tại M nằm bên trong đường tròn. Gọi H;K theo thứ tự là trung điểm của AB;CD. Cho biết AB > CD. Chứng minh rằng MH > MK.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

Tam giác OHMOKM vuông tại H;K ta có:

MH^{2} - MK^{2} = \left( MO^{2} - OH^{2}
\right) - \left( MO^{2} - OK^{2} \right) = OK^{2} - OH^{2}

Mặt khác trong đường tròn (O) ta có:

AB > AC \Rightarrow OH < OK
\Rightarrow OK^{2} - OH^{2} > 0

Suy ra MH^{2} > MK^{2} hay MH > MK.

Ví dụ: Cho đường tròn (O) các dây MN;QP bằng nhau, các tia MN;PQ cắt nhau tại A nằm bên ngoài đường tròn. Gọi E;F theo thứ tự là trung điểm của MN;PQ. Chứng minh rằng:

a) AE = AF

b) AE = AF

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Toán 9

a) Chứng minh AE = AF

E;F lần lượt là trung điểm của MN;QP nên OE\bot MN;OF\bot QP

Mặt khác MN = QP \Rightarrow OE =
OF

Suy ra AE = \sqrt{OA^{2} - OE^{2}} =
\sqrt{OA^{2} - OF^{2}} = AF

b) Chứng minh AE = AF

Ta có: \left\{ \begin{matrix}
AN = AE - NE \\
AQ = AF - FQ \\
\end{matrix} \right.\left\{
\begin{matrix}
NE = \frac{1}{2}MN = \frac{1}{2}PQ = QF \\
AE = AF \\
\end{matrix} \right.

\Rightarrow AE = AF

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho đường tròn (O) và điểm I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh rằng dây AB vuông góc với OI tại I ngắn hơn mọi dây khác đi qua I.

Bài 2: Cho đường tròn (O;R) dây AB di động sao cho \widehat{AOB} = 60^{0}. Gọi M là trung điểm của AB. Chứng minh rằng điểm M luôn di động trên đường tròn cố định.

Bài 3: Cho đường tròn (O;R)R = OA = 11cm. Điểm M thuộc bán kính OA và cách O7cm. Qua điểm M kẻ dây CD có độ dài 18cm, MC <
MD. Tính các độ dài MC;MD.

Bài 4: Cho đường tròn (O;25). Hai dây AB;CD song song với nhau và có độ dài lần lượt là 40cm;48cm. Tính khoảng cách giữa hai dây AB;CD.

Bài 5: Cho đường tròn (O) đường kính 10dm. Điểm M cách O một khoảng bằng 3dm.

a) Tính độ dài dây ngắn nhất đi qua M.

b) Tính độ dài dây dài nhất đi qua M.

Bài 6: Cho đường tròn tâm O, dây AB = 24cm dây AC = 20cm. Biết \widehat{BAC} < 90^{0} và điểm O nằm trong góc \widehat{BAC}. Gọi M là trung điểm của AC, khoảng cách từ M đến AB bằng 8cm.

a) Chứng minh rằng tam giác ABC cân.

b) Tính bán kính đường tròn đã cho.

Bài 7: Cho đường tròn tâm O, đường kính AB = 13cm. Dây CD có độ dài 12cm và vuông góc với AB tại H.

a) Tính độ dài đoạn AH;BH.

b) Gọi M;N lần lượt là hình chiếu của H trên AC;BC. Tính diện tích tứ giác CMHN.

Bài 8: Cho đường nửa đường tròn tâm O, đường kính AB, dây CD. Gọi H;K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A;B đến CD.

a) Chứng minh CH = DK.

b) Chứng minh S_{AHKB} = S_{ACB} +
S_{ADB}.

c) Biết AB = 30cm;CD = 18cm. Tính diện tích lớn nhất của tứ giác AHBK.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️