Luyện tập Hệ thống pháp luật Việt Nam CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Các quy phạm pháp luật

    Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

     Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

  • Câu 2: Nhận biết
    Cấu trúc hệ thống pháp luật

    Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?

    Hướng dẫn:

    Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận: Ngành luật, chế định luật, quy phạm pháp luật.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nội dung là quy phạm pháp luật

    Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?

    Hướng dẫn:

     Nội dung là quy phạm pháp luật: Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.

  • Câu 4: Nhận biết
    Văn bản pháp luật các cơ quan ban hành

    Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?

    Hướng dẫn:

     Nhà nước

  • Câu 5: Nhận biết
    Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên

    Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 1 500 000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

    Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500 000 đồng đến 1 000 000 đồng.

    Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?

    Hướng dẫn:

     Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.

  • Câu 6: Nhận biết
    Tổng thể các quy phạm pháp luật

    Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

     Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

  • Câu 7: Nhận biết
    Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại

    Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

     Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

  • Câu 8: Nhận biết
    Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức

    Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

    Hướng dẫn:

     Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện qua việc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy, mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.

  • Câu 9: Nhận biết
    Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện

    Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

    Hướng dẫn:

     Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

  • Câu 10: Nhận biết
    Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại

    Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

     Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

  • Câu 11: Nhận biết
    Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật

    Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?

    Hướng dẫn:

     Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

  • Câu 12: Nhận biết
    Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta

    Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?

    Hướng dẫn:

    Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta

    Hiến pháp.

    Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

  • Câu 13: Nhận biết
     Văn bản không phải là văn bản pháp luật

    Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?

    Hướng dẫn:

     Văn bản không phải là văn bản pháp luật là: Nội quy công viên.

  • Câu 14: Nhận biết
    Nội dung là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam

    Nội dung nào sau đây là ngành luật chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

    Hướng dẫn:

     Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự,...

  • Câu 15: Nhận biết
    Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự

    Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự

    Hướng dẫn:

     Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự thống nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (100%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo