Luyện tập Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Xác định nội dung thể hiện bản chất của Nhà nước

    Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

    Hướng dẫn:

    Nội dung thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013: Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

  • Câu 2: Vận dụng
    Hành vi không là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp

    Hành vi không là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp là

    Hướng dẫn:

    Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân là biểu hiện của hình thức dân chủ gián tiếp.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Nội dung không phải là đường lối đối ngoại của nước ta

    Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp?

    Hướng dẫn:

    Can thiệp vào công việc nội bộ không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp.

  • Câu 4: Vận dụng
    Hành vi chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp

    Hành vi nào sau đây chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị?

    Hướng dẫn:

    Hành vi anh C thường xuyên chia sẻ và đăng bài xuyên tạc nội dung chính trị nước Việt Nam là chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị. Đây là hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

  • Câu 5: Vận dụng
    Hành vi không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị

    Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?

    Hướng dẫn:

    Bà P luôn từ chối phát biểu trong cuộc họp dân cư là hành vi không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị.

  • Câu 6: Nhận biết
    Hình thức chính thể của nước ta

    Hình thức chính thể của nước ta là gì?

    Hướng dẫn:

    Hình thức chính thể của nước ta là cộng hoà xã hội chủ nghĩa.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Lãnh thổ của Việt Nam được quy định trong Hiến pháp

    Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?

    Hướng dẫn:

    Lãnh thổ của Việt Nam được quy định trong Hiến pháp: Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập

    Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào?

    Hướng dẫn:

    Tại khoản 2 Điều 9 Hiến pháp đã xác định cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”; khẳng định: “Được thành lập trên cơ sở tự nguyện”.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B

    Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người.

    Hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B.

    Hướng dẫn:

    Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân. 

  • Câu 10: Nhận biết
    Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

    Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị

    Hướng dẫn:

    Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

  • Câu 11: Nhận biết
    Toàn bộ quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013

    Theo Hiến pháp năm 2013, toàn bộ quyền lực nhà nước là thuộc về ai?

    Hướng dẫn:

    Theo Hiến pháp năm 2013, toàn bộ quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân. 

  • Câu 12: Thông hiểu
    Các hoạt động của địa phương trong thực hiện quy định của Hiến pháp

    Các hoạt động của địa phương trong thực hiện quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị là

    Hướng dẫn:

    Hoạt động của địa phương trong thực hiện quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị là chưng cầu ý kiến người dân.

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Số khẳng định đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị

    Cho các khẳn định sau:

    1. Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.

    2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

    3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.


    4. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước.

    5. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức duy nhất là dân chủ trực tiếp.

    Số khẳng định đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị là

    Hướng dẫn:

    - Khẳng định 1, 3, 4 đúng.

    - Khẳng định 2 sai vì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước lớn.

    - Khẳng định 5 sai vì Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Nhân dân thực hiện dân chủ bằng hình thức

    Nhân dân thực hiện dân chủ bằng những hình thức nào?

    Hướng dẫn:

    Nhân dân thực hiện dân chủ bằng các hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. 

  • Câu 15: Nhận biết
    Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

    Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là gì?

    Hướng dẫn:

    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình, xây dựng khối đại đoàn kết dân tọc, tham gia và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 20 lượt xem
Sắp xếp theo