Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Chuyên đề Hệ thức lượng trong tam giác vuông gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông

Cho tam giác ABC;\widehat{A} =
90^{0}, độ dài các cạnh như hình vẽ:

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Ta có:

\sin\widehat{B} = \frac{b}{a}\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}b = a.sin\widehat{B} \\a = \dfrac{b}{\sin\widehat{B}} \\\end{matrix} \right. \cos\widehat{B} = \frac{c}{a}\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}c = a.cos\widehat{B} \\a = \dfrac{c}{\cos\widehat{B}} \\\end{matrix} \right.
\tan\widehat{B} = \frac{b}{c}\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}b = c.tan\widehat{B} \\c = \dfrac{b}{\tan\widehat{B}} \\\end{matrix} \right. \cot\widehat{B} = \frac{c}{b}\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}c = b.cot\widehat{B} \\b = \dfrac{c}{\cot\widehat{B}} \\\end{matrix} \right.

Phát biểu thành lời:

Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:

+ Cạnh huyền nhân sin góc đối hoặc nhân với cosin góc kề.

+ Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc cotang góc kề.

2. Giải tam giác vuông

Giải tam giác vuông là tìm tất cả các yếu tố chưa biết của một tam giác vuông khi biết trước hai yếu tố (trong đó có ít nhất một yếu tố về cạnh, không kề góc vuông).

Dạng 1: Giải tam giác vuông

Phương pháp giải

Ta thực hiện giải tam giác vuông theo các bước sau:

Bước 1: Dùng hệ thức giữa cạnh và góc của một tam giác vuông

Bước 2: Sử dụng bảng lượng giác hoặc máy tính cầm tay để tính các yếu tố còn lại.

Ví dụ: Cho tam giác ABC với các cạnh góc vuông AB = 5;AC = 8. Hãy giải tam giác vuông ABC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Theo định lí Pythagore ta có:

BC = \sqrt{AB^{2} + AC^{2}} =
\sqrt{5^{2} + 8^{2}} \approx 9,43

Mặt khác \tan\widehat{C} = \frac{AB}{AC}
= \frac{5}{8} = 0,625

\Rightarrow \widehat{C} \approx 32^{0}
\Rightarrow \widehat{B} \approx 90^{0} - 32^{0} = 58^{0}

Ví dụ: Giải tam giác vuông ABC;\widehat{A} = 90^{0} biết AC = 10cm;\widehat{C} = 30^{0}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Xét tam giác ABC;\widehat{A} =
90^{0} ta có:

\widehat{B} + \widehat{C} =
90^{0}

\Rightarrow \widehat{B} = 90^{0} -
\widehat{C} = 90^{0} - 30^{0} = 60^{0}

Áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông ta có:

AC = BC.cos\widehat{C} \Rightarrow BC =\frac{AC}{\cos\widehat{C}} = \frac{10}{\cos30^{0}} \approx11,55(cm)

AB = AC.tan\widehat{C} = 10.tan30^{0}
\approx 5,77(cm)

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ phân giác BD;(D \in AC). Biết AB = 12cm;\widehat{C} = 40^{0}. Tính độ dài các cạnh:

a) AC b) BC c) BD

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Ta có:

\tan\widehat{ACB} = \frac{AB}{AC}\Rightarrow AC = \frac{AB}{\tan\widehat{ACB}} = \frac{12}{\tan40^{0}}\approx 14,3(cm)

\sin\widehat{ACB} = \frac{AB}{BC}\Rightarrow BC = \frac{AB}{\sin\widehat{ACB}} = \frac{12}{\sin40^{0}}\approx 18,7(cm)

Lại có:

\widehat{ABC} = 90^{0} - 40^{0} =
50^{0}

BD là phân giác góc B nên \widehat{ABD} = \frac{\widehat{ABC}}{2} =
\frac{50^{0}}{2} = 25^{0}

\cos\widehat{ABD} = \frac{AB}{BD}\Rightarrow BD = \frac{AB}{\cos\widehat{ABD}} = \frac{12}{\cos25^{0}}\approx 13,2(cm)

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A, có \widehat{C} = 60^{0};AB = 8cm. Kéo dài CA một

đoạn AE = AB. Kẻ EK\bot BC; EK cắt AB tại Q.

a) Giải tam giác ABC.

b) Chứng minh rằng S_{BCE} =\frac{1}{2}BC.EB.\sin\widehat{EBC}.

c) Gọi M;N;I lần lượt là trung điểm các cạnh BE;QC;AK. Chứng minh rằng: M;N;I thẳng hàng.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

a) Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

\widehat{B} + \widehat{C} =
90^{0} (tính chất hai góc phụ nhau trong tam giác vuông)

\Rightarrow \widehat{B} = 90^{0} -
\widehat{C} = 90^{0} - 60^{0} = 30^{0}

AC = AB.\cos\widehat{ACB} = 8.\cos60^{0} =4(cm)

AC^{2} + AB^{2} = BC^{2} (định lí Pythagore)

\Rightarrow BC = \sqrt{AC^{2} + AB^{2}}
= \sqrt{4^{2} + 8^{2}} \approx 8,94(cm)

b) Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác EKB vuông tại K ta có:

\sin\widehat{EBC} = \frac{EK}{EB}\Rightarrow EK = EB.\sin\widehat{EBC}

VP = \frac{1}{2}BC.\left(EB.\sin\widehat{EBC} \right) = \frac{1}{2}EC.EK = S_{BCE} =VT(dpcm)

c) Áp dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông có cùng cạnh huyền

\Delta QKC;\Delta QACN là trung điểm của QC:

NK = NA = \frac{QC}{2}

\Delta EKB;\Delta EABM là trung điểm của EB:

MK = MA = \frac{BE}{2}

Suy ra M;N thuộc trung trực của AK. Lại có I là trung điểm của AK nên M;N;I thẳng hàng.

Dạng 2: Tính cạnh và góc của tam giác

Phương pháp giải

Ta thực hiện giải tam giác vuông theo các bước sau:

Bước 1: làm xuất hiện tam giác vuông bằng cách kẻ thêm đường cao.

Bước 2: Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.

Ví dụ: Cho tam giác ABCBC = 11cm;\widehat{ABC} = 38^{0};\widehat{ACB} =
30^{0}. Kẻ đường vuông góc AN;(N
\in BC). Tính độ dài đoạn AN?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Ta có: \tan\widehat{ABC} =\tan38^{0} =\frac{AN}{BN} \Rightarrow BN = \frac{AN}{\tan38^{0}}

Tương tự ta NC =\frac{AN}{\tan30^{0}}.

Ta có:

BC = BN + NC

\Leftrightarrow 11 =\frac{AN}{\tan38^{0}} + \frac{AN}{\tan30^{0}}

\Leftrightarrow 11 = AN.\left(\frac{1}{\tan38^{0}} + \frac{1}{\tan30^{0}} \right)

\Leftrightarrow AN =\dfrac{11}{\dfrac{1}{\tan38^{0}} + \dfrac{1}{\tan30^{0}}} \approx3,65(cm)

Ví dụ: Cho tam giác ABCBC = 6cm;\widehat{B} = 60^{0},\widehat{C} =
40^{0}. Tính:

a) Chiều cao CH, độ dài cạnh AC.

b) Diện tích tam giác ABC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

a) Xét tam giác BHC vuông tại H ta có:

\sin\widehat{HBC} =
\frac{CH}{BC}

\Rightarrow CH = BC.sin\widehat{HBC} =
6.sin60^{0} = 3\sqrt{3}

\widehat{CAB} = 180^{0} - 40^{0} -
60^{0} = 80^{0}

Xét tam giác AHC vuông tại H ta có:

\sin\widehat{CAH} = \frac{CH}{AC}
\Rightarrow AC = \frac{CH}{\sin\widehat{CAH}} =
\frac{3\sqrt{3}}{sin80^{0}} = 5,28(cm)

b) Ta có: \tan\widehat{CAH} =
\frac{CH}{AH} \Rightarrow AH = \frac{CH}{\tan\widehat{CAH}} =
\frac{3\sqrt{3}}{tan80^{0}}

\tan\widehat{HBC} = \frac{CH}{HB}
\Rightarrow HB = \frac{CH}{tan60^{0}} = 3(cm)

Ta có:

S_{ABC} = \frac{1}{2}CH.AB =
\frac{1}{2}.CH.(AH + HB)

= \frac{1}{2}.3\sqrt{3}.\left(
\frac{3\sqrt{3}}{tan80^{0}} + 3 \right) \approx 10,17\left( cm^{2}
\right)

Ví dụ: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Biết rằng đường cao ứng với cạnh bên bằng h, góc ở đáy bằng \alpha. Chứng minh rằng: S_{ABC} =
\frac{h^{2}}{4sin\alpha.cos\alpha}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Toán 9

Gọi BE là đường cao tương ứng với cạnh AC

Xét tam giác BEC vuông tại E ta có:

BC = \frac{BE}{\sin\alpha} =
\frac{h}{\sin\alpha} (hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông)

\Rightarrow BH = HC = \frac{1}{2}BC =
\frac{h}{2sin\alpha}

Xét tam giác AHC vuông tại H ta có:

AH = CH.tan\alpha(hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông)

\Rightarrow AH =
\frac{h}{2sin\alpha}.tan\alpha =
\frac{h}{2sin\alpha}.\frac{\sin\alpha}{\cos\alpha} =
\frac{h}{2cos\alpha}

Ta có:

S_{ABC} = \frac{1}{2}AH.BC =
\frac{1}{2}.\frac{h}{2cos\alpha}.\frac{h}{\sin\alpha} =
\frac{h^{2}}{4sin\alpha.cos\alpha}(dpcm)

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho tam giác ABC;\widehat{A} =
90^{0} có: BC = a;AB = c;AC =
b. Giải tam giác ABC trong các trường hợp sau:

a) b = 13;\widehat{B} =
45^{0} c) a = 39;b = 36
b) b = 25;\widehat{C} =
75^{0} d) b = 8;c = 6

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, (AC > AB). Kẻ đường cao AH;(H \in BC). Gọi D;E lần lượt là hình chiếu vuông góc của H trên AB;AC.

a) Chứng minh rằng AD.AB = AE.AC\Delta ABC\sim\Delta AED.

b) Tính độ dài đoạn DE.

c) Tính số đo góc \widehat{ABC}.

d) Tính diện tích tam giác ADE.

Bài 3: Giải tam giác ABC trong các trường hợp sau:

a) \widehat{B} = 65^{0};\widehat{C} =
45^{0};BC = 4,2cm

b) \widehat{A} = 70^{0};AB = 12cm;AC =
17cm

Bài 4: Cho tam giác ABC\widehat{B} = 70^{0};\widehat{C} = 45^{0};AC =
4cm. Tính diện tích tam giác ABC.

Bài 5: Tứ giác ABCDO là giao điểm hai đường chéo. Biết AC = 4cm;BD = 5cm;\widehat{AOB} = 60^{0}. Tính diện tích tứ giác ABCD.

Bài 6: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ đường cao AH;(H \in BC).

a) Biết BC = 12;CH = 9. Tính số đo góc \widehat{ABC}.

b) Lấy điểm D nằm giữa hai điểm A;C. Gọi K là hình chiếu của A trên BD. Chứng minh rằng: BK.BD = BH.BC.

c) Chứng minh: \widehat{AHK} =
\widehat{KAD}.

Bài 7: Cho hình thang ABCD vuông tại AB; \widehat{D} = 45^{0}, độ dài đáy nhỏ BC và đáy lớn AD lần lượt là 6cm;8cm.

a) Tính độ dài cạnh AD;CD;S_{ABCD}.

b) Gọi M;N;E;F lần lượt là trung điểm của AB;CD;BD;AC. Chứng minh bồn điểm M;N;E;F thẳng hàng.

c) Tia BN cắt AD tại K, tia EN cắt CK tại Q. Chứng minh BCKD là hình bình hành và QB = QA.

d) Chứng minh: CK^{2} = AC^{2} + AK^{2} -
AC.AK.cos\widehat{KAC}.

Bài 8: Cho tam giác nhọn ABC;(AB >
AC). Kẻ đường cao AH và trung tuyến AM. Giả sử \widehat{MAH} = \alpha. Chứng minh \tan\alpha = \frac{\cot\widehat{B} -
\cot\widehat{C}}{2}.

Bài 9: Một cano với vận tốc thực 2km/h vượt qua một khúc sông nước chảy mạnh mất 5 phút. Biết rằng đường đi của thuyền tạo với bờ một góc 70^{0}. Xác định chiều rộng của khúc sông?

Bài 10: Tại độ cao 920m so với mặt đất, trên máy bay trực thăng người ta nhìn 2 điểm C;D của hai đầu cầu so với đường vuông góc với mặt đất các góc lần lượt là 40^{0};30^{0}. Xác định độ dài cây cầu AB?

Bài 11: Sau cơn bão, một cây tre gãy gập xuống làm ngọn cây chạm đất và tạo với mặt đất một góc 30^{0}. Người ta đo được khoảng cách từ chỗ ngọn cây chạm đất đến gốc tre bằng 8,5m. Giả sử cây tre mọc vuông góc với mặt đất, hãy tính chiều cao của cây tre đó? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Bài 12: Tính chiều cao của ngọn núi, biết rằng tại hai điểm cách nhau 600m trên mặt đất người ta nhìn thấy đỉnh núi với góc nâng lần lượt là 48^{0}34^{0}?

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️