Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Chuyên đề Đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Định nghĩa đường tròn

  • Đường tròn O bán kính R (với R >
0) là hình gồm các điểm cách đều điểm O một khoảng không đổi bằng R.

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

  • Đường tròn O bán kính R được kí hiệu là (O;R) ta cũng có thể kí hiệu là (O) khi không cần chú ý đến bán kính.

Nhận xét:

Cho đường tròn (O;R) và một điểm M. Khi đó:

  • M nằm trên (O;R) khi và chỉ khi OM = R
  • M nằm bên trong (O;R) khi và chỉ khi OM < R
  • M nằm bên ngoài (O;R) khi và chỉ khi OM > R
Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

2. Cách xác định đường tròn

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

+ Một đường tròn được xác định khi biết tâm và bán kính của nó.

+ Một đường tròn được xác định khi biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn đó.

+ Qua ba điểm không thẳng hàng cho trước ta vẽ được một và chỉ một đường tròn.

3. Tính chất đối xứng của đường tròn

Tính chất 1: Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Tính chất 2: Đường tròn là hình có trục đối xứng. Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Đường tròn có mộ tâm đối xứng và có vô số trục đối xứng.

Sơ đồ hóa kiến thức

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Dạng 1: Chứng minh các điểm cùng nằm trên một đường tròn

Phương pháp giải

Cách 1: Dùng định lí: “Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền”.

Cách 2: Chứng minh các điểm cho trước cùng cách đều một điểm nào đó.

Ví dụ: Cho tứ giác ABCD có góc \widehat{A} = \widehat{C} = 90^{0}. Chứng minh bốn điểm A;B;C;D cùng nằm trên một đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Gọi O là trung điểm của BD.

Vì tam giác ABD vuông tại A nên đường trung tuyến AO = \frac{1}{2}BD hay OA = OB = OD

Vì tam giác CBD vuông tại C nên đường trung tuyến CO = \frac{1}{2}BD hay OB = OC = OD

Suy ra OA = OB = OC = OD

Vậy bốn điểm A;B;C;D thuộc cùng đường tròn tâm O bán kính là OA.

Ví dụ: Cho tứ giác lồi ABCD có các đường trung trực của các đoạn thẳng AB;BC;AD đồng quy tại một điểm. Chứng minh rằng các đỉnh A;B;C;D của tứ giác cùng thuộc một đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Gọi O là giao điểm của các đường trung trực của các đoạn thẳng AB;BC;AD.

O nằm trên đường trung trực của AB nên OA = OB

Tương tự ta có: OB = OC;OA =
OD

Khi đó OA = OB = OC = OD

Vậy bốn điểm A;B;C;D cùng nằm trên một đường tròn.

Ví dụ: Cho hình thang cân ABCD;(AB//CD;AB
> CD). Chứng minh rằng bốn điểm A;B;C;D cùng thuộc một đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Gọi M;N lần lượt là trung điểm của AB;CD.

Do ABCD là hình thang cân với hai đáy AB;CD nên MN là đường trung trực của AB;CD.

Gọi P là trung điểm của BC. Qua P dựng đường trung trực của BC cắt MN tại O. Ta cần chứng minh OA = OB = OC = OD

Thật vậy vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA = OB

MN cũng là trung trực của CD nên OC = OD

Hơn nữa O nằm trên đường trung trực của BC nên OB = OC. Từ đó suy ra OA = OB = OC = OD.

Vậy bốn điểm A;B;C;D cùng thuộc một đường tròn (O) bán kính R = OA.

Dạng 2: Xác định vị trí của một điểm với một đường tròn cho trước

Phương pháp giải

Muốn xác định vị trí của điểm M đối với đường tròn (O;R) ta so sánh khoảng cách OM với bán kính R theo bảng sau:

Vị trí tương đối Hệ thức
M nằm trên (O;R) OM = R
M nằm bên trong (O;R) OM < R
M nằm bên ngoài (O;R) OM > R

Ví dụ: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy xác định vị trí của các điểm A( - 1; - 1),B( - 1; - 2),C\left(
\sqrt{2};\sqrt{2} \right) đối với đường tròn (O;2).

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

OA là cạnh huyền trong tam giác vuông cân cạnh bằng 1 nên

OA = \sqrt{1^{2} + 1^{2}} = \sqrt{2}
< 2

Suy ra A nằm bên trong (O;2).

OB là cạnh huyền trong tam giác vuông có cạnh góc vuông bằng 12 nên

OB = \sqrt{1^{2} + 2^{2}} = \sqrt{5}
> 2

Suy ra B nằm bên ngoài (O;2).

OC là cạnh huyền trong tam giác vuông cân bằng \sqrt{2} nên

OC = \sqrt{\left( \sqrt{2} \right)^{2} +
\left( \sqrt{2} \right)^{2}} = 2

Suy ra C nằm bên ngoài (O;2).

Ví dụ: Cho tam giác đều ABC cạnh bằng a, kẻ các đường cao BM,CN. Gọi O là trung điểm cạnh BC.

a) Chứng minh B;C;M;N cùng thuộc một đường tròn tâm (O).

b) Gọi G là giao điểm của BM;CN. Chứng minh điểm G nằm trong, còn điểm A nằm ngoài đối với đường tròn đường kính BC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

a) Vì tam giác BMC vuông tại M có trung tuyến MO ứng với cạnh huyền nên OC = OB = OM.

Vì tam giác BNC vuông tại N có trung tuyến NO ứng với cạnh huyền nên OB = OC = ON

Suy ra OC = OB = OM = ON

Vậy bốn điểm B;C;N;M cùng thuộc đường tròn tâm O bán kính R = OB = \frac{1}{2}BC = \frac{a}{2}.

b) Tam giác ABC đều có G là trực tâm đồng thời là trọng tâm tam giác và M;N theo thứ tự là trung điểm của AC;AB

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác AOB, ta có:

OA = \sqrt{a^{2} + \left( \frac{a}{2}
\right)^{2}} = \frac{a\sqrt{3}}{2} > \frac{a}{2} = R

Suy ra A nằm bên ngoài đường tròn (O)

OA là đường trung tuyến và G là trọng tâm của tam giác nên OG = \frac{1}{3}AO =
\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2} = \frac{a\sqrt{3}}{6} < \frac{a}{2} =
R

Vậy G nằm trong đường tròn (O).

Dạng 3: Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác

Ví dụ: Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Tính bán kính của đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Gọi M;N;P lần lượt là trung điểm của BC;AC;AB

Dựng các đường trung trực của các cạnh BC;AC;AB, các đường trung trực này đồng quy tại O, suy ra O là tâm đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC. Bán kính (O)R = OA
= OB = OC

Vì tam giác ABC là tam giác đều nên các đường trung trực này cũng là đường trung tuyến của tam giác ABC

Suy ra O cũng là trọng tâm của tam giác ABC.

Trong tam giác ABM vuông tại M ta có:

AM = \sqrt{AB^{2} - AM^{2}} =
\sqrt{a^{2} - \left( \frac{a}{2} \right)^{2}} =
\frac{a\sqrt{3}}{2}

Lại có OA = \frac{2}{3}AM =
\frac{2}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2} = \frac{a\sqrt{3}}{3}

Vậy bán kính đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABCR =
\frac{a\sqrt{3}}{3}.

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCDAB = 12cm;BC = 5cm. Chứng minh rằng các điểm A;B;C;D thuộc một đường tròn. Xác định tâm và bán kính của đường tròn đó.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn Toán 9

Gọi O là giao điểm của AC;BD. Khi đó O là trung điểm của AC;BD

ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD

Do đó OA = OB = OC = OD hay bốn điểm A;B;C;D thuộc một đường tròn (O), bán kính R = OA = \frac{AC}{2}

Tam giác ABC vuông tại B nên AC =
\sqrt{AB^{2} + BC^{2}} = \sqrt{12^{2} + 5^{2}} = 13

\Rightarrow R = \frac{AC}{2} =
6,5cm

Vậy bốn điểm A;B;C;D thuộc một đường tròn (O), bán kính R = 6,5cm.

Đường tròn qua bốn đỉnh của hình chữ nhật ABCDcó tâm là giao điểm của hai đường chéo và bán kính của nó bằng một nửa độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn có tâm O(0;0), bán kính R = 3 và điểm A(2;1),B( - 4;2). Xác định vị trí tương đối của điểm A;B đối với đường tròn đã cho.

Bài 2: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm A(2;2),B( - 1;3). Xác định vị trí tương đối của điểm A;B đối với đường tròn tâm I(2;0) và bán kính R = 2.

Bài 3: Cho tam giác đều cạnh bằng 4. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài 4: Cho tứ giác ABCDAC\bot BD;AC = 6;BD = 8. Gọi M;N;P;Q lần lượt là trung điểm của AB;BC;CD;DA. Chứng minh bốn điểm M;N;P;Q cùng nằm trên một đường tròn và tính bán kính đường tròn đó.

Bài 5: Cho tứ giác ABCD\widehat{C} + \widehat{D} = 90^{0}. Gọi M;N;P;Q lần lượt là trung điểm của AB;BD;CD;CA. Chứng minh rằng bốn điểm M;N;P;Q cùng thuộc một đường tròn.

Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A; BC =
12cm. Kẻ đường cao AH. Tính bán kính đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC, biết rằng AH = 4cm?

Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A có ba đỉnh nằm trên đường tròn (O). Đường cao AH cắt (O) tại D. Tính độ dài đường cao AH và bán kính đường tròn (O), biết rằng BC = 24cm;AC = 20cm.

Bài 8: Cho hình thang cân ABCD với AD//BCAB = 12cm;AC = 16cm;BC = 12cm. Chứng minh rằng A;B;C;D cùng thuộc đường tròn. Tính bán kính đường tròn đó.

Bài 9: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Từ điểm M bất kì thuộc cạnh BC kẻ MD\bot
AB;ME\bot AC. Chứng minh năm điểm A;D;M;H;E cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 10: Cho tam giác ABCAQ;BK;CI là ba đường cao và H là trực tâm.

a) Chứng minh A;B;Q;K cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm của đường tròn đó.

b) Chứng minh A;I;H;K cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm của đường tròn đó.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️