Tìm m để ba đường thẳng đồng quy

Chuyên đề Hàm số bậc nhất gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Tìm m để ba đường thẳng đồng quy 5,0

1. Tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng y = ax + b;y' =
cx + d;(a,c \neq 0).

  • Tọa độ giao điểm hai đường thẳng là nghiệm phương trình: ax + b = cx + d.
  • Tìm giá trị x rồi suy ra giá trị của y.
  • Kết luận tọa độ giao điểm.

Ví dụ: Tìm tọa độ giao điểm của các đường thẳng sau:

a) \left( d_{1} \right):y = 2x +
1\left( d_{2} \right):y = - 3x
+ 2

b) \left( d_{1} \right):y = - 3x +
5\left( d_{2} \right):y = 4 -
2x

Hướng dẫn giải

a) \left( d_{1} \right):y = 2x +
1\left( d_{2} \right):y = - 3x
+ 2

Hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình:

2x + 1 = - 3x + 2 \Rightarrow 5x = 1
\Rightarrow x = \frac{1}{5}

Thay x = \frac{1}{5} vào \left( d_{1} \right) ta được: y = 2.\frac{1}{5} + 1 = \frac{7}{5}

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là A\left( \frac{1}{5};\frac{7}{5}
\right).

b) \left( d_{1} \right):y = - 3x +
5\left( d_{2} \right):y = 4 -
2x

Hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình:

- 3x + 5 = 4 - 2x \Rightarrow x =
1

Thay x = 1 vào \left( d_{1} \right) ta được: y = - 3.1 + 5 = 2

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là B(1;2).

Ví dụ: Cho hai đường thẳng \left( d_{1} \right):y = mx + 2\left( d_{2} \right):y = 3x - m + 2. Tìm giá trị của tham số m để hai đường thẳng cắt nhau tại điểm A(1; - 2).

Hướng dẫn giải

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng:

mx + 2 = 3x - m + 2 \Leftrightarrow (m -
3)x = - m(*)

Vì hai đường thẳng cắt nhau tại điểm A(1;
- 2) \Rightarrow x = 1;y = - 2 thay giá trị x vào (*) ta được:

(m - 3).1 = - m \Rightarrow m =
\frac{3}{2}

Vậy để hai đường thẳng cắt nhau tại điểm A(1; - 2) thì m = \frac{3}{2}.

2. Tìm m để ba đường thẳng đồng quy

Cho ba đường thẳng y = ax + b;y_{1} =
a_{1}x + b_{1};y_{2} = a_{2}x + b_{2};\left( a;a_{1};a_{2} \neq 0
\right). Để tìm m để ba đường thẳng đồng quy ta làm như sau:

  • Bước 1: Chọn hai trong ba đường thẳng rồi tìm tọa độ giao điểm.
  • Bước 2: Thay tọa độ giao điểm vừa tìm được vào đường thẳng còn lại.
  • Bước 3: Giải phương trình tìm m.
  • Bước 4: Kết luận.

Ví dụ: Xác định m để ba đường thẳng sau đồng quy:

a) \left( d_{1} \right):y = 2x +
1; \left( d_{2} \right):y = - 3x +
2\left( d_{3} \right):y = 4x +
m - 2

b) \left( d_{1} \right):y = - 4x +
2; \left( d_{2} \right):y = 3 -
2x\left( d_{2} \right):y = (m -
1)x + 2 - 3m

Hướng dẫn giải

a) \left( d_{1} \right):y = 2x +
1; \left( d_{2} \right):y = - 3x +
2\left( d_{3} \right):y = 4x +
m - 2

Giả sử tọa độ giao điểm của ba đường thẳng là điểm A(a;b).

Phương trình hoành độ giao điểm của \left( d_{1} \right);\left( d_{2} \right) là:

2x + 1 = - 3x + 2 \Rightarrow 5x = 1
\Rightarrow x = \frac{1}{5} \Rightarrow y = \frac{7}{5}

\Rightarrow A\left(
\frac{1}{5};\frac{7}{5} \right)

Để ba đường thẳng đồng quy thì A thuộc \left( d_{3} \right)

\Rightarrow \frac{7}{5} = 4.\frac{1}{5}
+ m - 2 \Rightarrow m = \frac{13}{5}

Vậy m = \frac{13}{5} thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.

b) \left( d_{1} \right):y = - 4x +
2; \left( d_{2} \right):y = 3 -
2x\left( d_{2} \right):y = (m -
1)x + 2 - 3m

Giả sử tọa độ giao điểm của ba đường thẳng là điểm B(a;b).

Phương trình hoành độ giao điểm của \left( d_{1} \right);\left( d_{2} \right) là:

- 4x + 2 = 3 - 2x \Rightarrow 2x = - 1
\Rightarrow x = - \frac{1}{2} \Rightarrow y = 4

\Rightarrow B\left( - \frac{1}{2};4
\right)

Để ba đường thẳng đồng quy thì B thuộc \left( d_{3} \right)

\Rightarrow 4 = (m - 1).\left( -
\frac{1}{2} \right) + 2 - 3m

\Rightarrow 4 = - \frac{1}{2}m +
\frac{1}{2} + 2 - 3m

\Rightarrow m = -
\frac{3}{7}

Vậy m = - \frac{3}{7} thì ba đường thẳng đã cho đồng quy.

3. Tìm điểm cố định thuộc đồ thị

Phương pháp

  • Bước 1: Cô lập tham số m.
  • Bước 2: Cho các biểu thức bằng 0. Tìm giá trị x, y.
  • Bước 3: Kết luận.

Ví dụ: Tìm điểm cố định mà đường thẳng (d) đi qua:

a) y = (m - 2)x + m - 3;(m \neq
2)

b) y = (3m - 1)x + 2m + 1;\left( m \neq
\frac{1}{3} \right)

Hướng dẫn giải

a) y = (m - 2)x + m - 3;(m \neq
2)

\Leftrightarrow y = mx - 2x + m -
3

\Leftrightarrow (x + 1)m - 2x - 3 - y =
0

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x + 1 = 0 \\
- 2x - 3 - y = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = - 1 \\
y = - 1 \\
\end{matrix} \right.

Vậy điểm cố định mà đường thẳng đi qua là A( - 1; - 1).

b) y = (3m - 1)x + 2m + 1;\left( m \neq
\frac{1}{3} \right)

\Leftrightarrow y = 3mx - x + 2m +
1

\Leftrightarrow (3x + 2).m - x + 1 - y =
0

\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
3x + 2 = 0 \\
- x + 1 - y = 0 \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = - \frac{2}{3} \\
y = \frac{5}{3} \\
\end{matrix} \right.

Vậy điểm cố định mà đường thẳng đi qua là B\left( - \frac{2}{3};\frac{5}{3}
\right).

4. Tìm m để ba điểm thẳng hàng

Cho tọa độ ba điểm A, B, C. Tìm m để ba điểm đã cho thẳng hàng.

Hay ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng. Ta làm như sau:

  • Bước 1: Viết phương trình đường thẳng AB.
  • Bước 2: Thay tọa độ điểm C vào đường thẳng AB vừa tìm được.
  • Bước 3: Tìm m và kết luận.

Ví dụ: Xác định giá trị của tham số m để ba điểm A,B,C thẳng hàng

a) A(5; - 2),B(3; - 7),C( - 3m;2 +
m)

b) A(3;2),B( - 1;5),C(2 + m;3 -
5m)

Hướng dẫn giải

a) A(5; - 2),B(3; - 7),C( - 3m;2 +
m)

Gọi phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A, B là (d):y = ax + b;(a \neq 0)

Do A thuộc đường thẳng (d) nên - 2 = 5a + b\ \ \ (*)

Do B thuộc đường thẳng (d) nên - 7 = 3a + b \Rightarrow b = - 7 -
3a thay vào (*) ta được:

- 2 = 5a - 7 - 3a \Rightarrow a =
\frac{5}{2} \Rightarrow b = - \frac{29}{2}

Ta được đường thẳng AB là: y =
\frac{5}{2}x - \frac{29}{2}

Để ba điểm A, B, C thẳng hàng thì điểm C thuộc đường thẳng AB

\Rightarrow 2 + m = \frac{5}{2}( - 3m) -
\frac{29}{2}

\Rightarrow m = -
\frac{33}{17}

Vậy m = - \frac{33}{17} thì ba điểm đã cho thẳng hàng.

b) A(3;2),B( - 1;5),C(2 + m;3 -
5m)

Gọi phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A, B là (d):y = ax + b;(a \neq 0)

Do A thuộc đường thẳng (d) nên 2 = 3a + b\ \ \ (*)

Do B thuộc đường thẳng (d) nên 5 = - a + b \Rightarrow b = 5 + a thay vào (*) ta được:

2 = 3a + 5 + a \Rightarrow a = -
\frac{3}{4} \Rightarrow b = \frac{17}{4}

Ta được đường thẳng AB là: y = -
\frac{3}{4}x + \frac{17}{4}

Để ba điểm A, B, C thẳng hàng thì điểm C thuộc đường thẳng AB

\Rightarrow 3 - 5m = - \frac{3}{4}.(2 +
m) + \frac{17}{4}

\Rightarrow m =
\frac{1}{17}

Vậy m = \frac{1}{17} thì ba điểm đã cho thẳng hàng.

5. Bài tập tự rèn luyện

Bài 1: Cho hàm số y = (m
- 2)x + m - 3(d):

a) Vẽ đồ thị hàm số khi m =
3.

b) Tìm giá trị của tham số m để đồ thị hàm số trên song song với đồ thị hàm số \left( d_{1} \right):y = - 3x +
1.

c) Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số trên đi qua điểm A(1; - 4).

d) Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số trên luôn đi qua với mọi giá trị m.

e) Tìm m để (d); \left( d_{1} \right)\left( d_{2} \right):y = 3x - 2 đồng quy.

f) Tìm giá trị tham số m để điểm A, điểm cố định của hàm số và điểm C(1; - 2m - 1).

Bài 2: Cho hàm số y =
(2m - 1)x + 5m - 4(d):

a) Vẽ đồ thị hàm số khi m =
4.

b) Tìm giá trị của tham số m để đồ thị hàm số trên song song với đồ thị hàm số \left( d_{1} \right):y = - 3x +
1.

c) Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số trên đi qua điểm A(1; - 3).

d) Tìm điểm cố định mà đồ thị hàm số trên luôn đi qua với mọi giá trị m.

e) Tìm m để (d); \left( d_{1} \right)\left( d_{2} \right):y = - 5x - 2 đồng quy.

f) Tìm giá trị tham số m để điểm A, điểm cố định của hàm số và điểm C(4 + 2m; - 2).

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️