Tìm x để P nhận giá trị nguyên

Chuyên đề Căn bậc hai - Căn bậc ba gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Tìm x để P nhận giá trị nguyên 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tìm x nguyên để P nhận giá trị nguyên

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chia tử thức cho mẫu thức.
  • Bước 2: Tìm giá trị của x để mẫu là ước của tử.
  • Bước 3: Kết hợp với điều kiện và kết luận.

Ví dụ: Tìm giá trị x nguyên để M = \frac{4}{\sqrt{x} + 1} nhận giá trị nguyên?

Hướng dẫn giải

Để M\mathbb{\in Z} thì \sqrt{x} + 1 \in U(4) = \left\{ \pm 1; \pm 2; \pm
4 \right\}

Ta có bảng sau:

\sqrt{x} + 1

-1

1

-2

2

-4

4

\sqrt{x}

-2

0

-3

1

-5

3

x

Loại

0

Loại

1

Loại

9

Vậy để M nhận giá trị nguyên thì x \in
\left\{ 0;1;9 \right\}.

Ví dụ: Tìm x\mathbb{\in
Z} để N = \frac{\sqrt{x} -
4}{\sqrt{x} + 3}\mathbb{\in Z}?

Hướng dẫn giải

Ta có: N = \frac{\sqrt{x} - 4}{\sqrt{x} +
3} = 1 - \frac{7}{\sqrt{x} + 3}

Để M\mathbb{\in Z} thì \sqrt{x} + 3 \in U(7) = \left\{ \pm 1; \pm 7
\right\}

Ta có bảng sau:

\sqrt{x} + 3

-1

1

-7

7

\sqrt{x}

-4

-2

-10

4

x

Loại

Loại

Loại

16

Vậy để N nhận giá trị nguyên thì x =
16.

2. Tìm x để P nhận giá trị nguyên

Phương pháp 1:

  • Bước 1: Dựa vào điều kiện xác định để biện luận biểu thức bị chặn trên – chặn dưới.
  • Bước 2: Với các giá trị nguyên trong khoảng đó ta tìm được giá trị của x.
  • Bước 3: Đối chiếu với điều kiện và kết luận.

Phương pháp 2:

  • Bước 1: Đặt biểu thức bằng P.
  • Bước 2: Rút \sqrt{x} theo P và dựa vào điều kiện x \geq 0 để tìm P suy ra x.
  • Bước 3: Đối chiếu với điều kiện và kết luận.

Ví dụ: Cho biểu thức P =
\frac{2\sqrt{x} - 1}{\sqrt{x} + 3}. Tìm giá trị của x để P nhận giá trị nguyên?

Hướng dẫn giải

Ta có:

P\sqrt{x} + 3P = 2\sqrt{x} -
1

\Leftrightarrow (P - 2)\sqrt{x} = - 1 -
3P

Nhận thấy P = 2 không có nghiệm x nên ta được \sqrt{x} = \frac{- 1 - 3P}{P -
2}

Do x \geq 0 \Rightarrow \sqrt{x} \geq 0
\Rightarrow \frac{- 1 - 3P}{P - 2} \geq 0

\Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
  \left\{ \begin{gathered}
   - 1 - 3P \geqslant 0 \hfill \\
  P - 2 > 0 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \hfill \\
  \left\{ \begin{gathered}
   - 1 - 3P \leqslant 0 \hfill \\
  P - 2 < 0 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
  \left\{ \begin{gathered}
  P \leqslant  - \frac{1}{3} \hfill \\
  P > 2 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right.\left( L \right) \hfill \\
  \left\{ \begin{gathered}
  P \geqslant  - \frac{1}{3} \hfill \\
  P < 2 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \Leftrightarrow  - \frac{1}{3} \leqslant P < 2

Do P\mathbb{\in Z} suy ra P = \left\{ 0;1 \right\}

\Leftrightarrow \left\lbrack\begin{matrix}P = 0 \Rightarrow \dfrac{2\sqrt{x} - 1}{\sqrt{x} + 3} = 0 \Rightarrow x =\dfrac{1}{4}(tm) \\P = 1 \Rightarrow \dfrac{2\sqrt{x} - 1}{\sqrt{x} + 3} = 1 \Rightarrow x =16(tm) \\\end{matrix} \right.

Vậy để P\mathbb{\in Z} thì x \in \left\{ \frac{1}{4};16
\right\}.

Ví dụ: Cho biểu thức E =
\frac{2\sqrt{x} - 3}{\sqrt{x} + 1}. Tìm giá trị của x để P nhận giá trị nguyên?

Hướng dẫn giải

Ta có:

E = \frac{2\sqrt{x} - 3}{\sqrt{x} + 1}
\Leftrightarrow E\sqrt{x} + E = 2\sqrt{x} - 3

\Leftrightarrow (E - 2)\sqrt{x} = - 3 -
E

Nhận thấy E = 2 không có nghiệm x nên ta được \sqrt{x} = \frac{- 3 - E}{E -
2}

Do x \geq 0 \Rightarrow \sqrt{x} \geq 0
\Rightarrow \frac{- 3 - E}{E - 2} \geq 0

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
\left\{ \begin{matrix}
- 3 - E \geq 0 \\
E - 2 > 0 \\
\end{matrix} \right.\  \\
\left\{ \begin{matrix}
- 3 - E \leq 0 \\
E - 2 < 0 \\
\end{matrix} \right.\  \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\lbrack \begin{matrix}
\left\{ \begin{matrix}
E \leq - 3 \\
E > 2 \\
\end{matrix} \right.\ (L) \\
\left\{ \begin{matrix}
E \geq - 3 \\
E < 2 \\
\end{matrix} \right.\  \\
\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow - 3 \leq E < 2

Do E\mathbb{\in Z} suy ra P = \left\{ - 3; - 2; - 1;0;1
\right\}

E = - 3 \Rightarrow \frac{2\sqrt{x} -
3}{\sqrt{x} + 1} = - 3 \Rightarrow x = 0(tm)

E = - 2 \Rightarrow \frac{2\sqrt{x} -
3}{\sqrt{x} + 1} = - 2 \Rightarrow x = \frac{1}{16}(tm)

E = - 1 \Rightarrow \frac{2\sqrt{x} -
3}{\sqrt{x} + 1} = - 1 \Rightarrow x = \frac{4}{9}(tm)

E = 0 \Rightarrow \frac{2\sqrt{x} -
3}{\sqrt{x} + 1} = 0 \Rightarrow x = \frac{9}{4}(tm)

E = 1 \Rightarrow \frac{2\sqrt{x} -
3}{\sqrt{x} + 1} = 1 \Rightarrow x = 16(tm)

Vậy để E\in\mathbb{ Z} thì x \in \left\{
\frac{1}{16};\frac{4}{9};0;\frac{9}{4};16 \right\}.

Ví dụ: Cho biểu thức: Q
= \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} + \frac{x\sqrt{x} - 1}{x - \sqrt{x}} -
\frac{x^{2} + \sqrt{x}}{x\sqrt{x} + x} với x > 0,x \neq 1.

a) Rút gọn biểu thức Q.

b) Tìm x để biểu thức \frac{7}{Q} chỉ nhận một giá trị nguyên?

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

Q = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} +
\frac{x\sqrt{x} - 1}{x - \sqrt{x}} - \frac{x^{2} + \sqrt{x}}{x\sqrt{x} +
x}

Q = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} +
\frac{\sqrt{x^{3}} - 1}{\sqrt{x}\left( \sqrt{x} - 1 \right)} -
\frac{\sqrt{x}\left( \sqrt{x^{3}} + 1 \right)}{x\left( \sqrt{x} + 1
\right)}

Q = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} +
\frac{\left( \sqrt{x} - 1 \right)\left( x + \sqrt{x} + 1
\right)}{\sqrt{x}\left( \sqrt{x} - 1 \right)} - \frac{\sqrt{x}\left(
\sqrt{x} + 1 \right)\left( x - \sqrt{x} + 1 \right)}{x\left( \sqrt{x} +
1 \right)}

Q = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} + \frac{x +
\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}} - \frac{x - \sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}}

Q = \frac{2x + 2 + x + \sqrt{x} + 1 - x
+ \sqrt{x} - 1}{\sqrt{x}}

Q = \frac{2x + 2 + 2\sqrt{x}}{\sqrt{x}}
= 2\sqrt{x} + \frac{2}{\sqrt{x}} + 2

b) Xét \frac{7}{Q} = \frac{7\sqrt{x}}{2x
+ 2 + 2\sqrt{x}}

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có:

2\sqrt{x} + \frac{2}{\sqrt{x}} \geq
2\sqrt{2\sqrt{x}.\frac{2}{\sqrt{x}}} = 4

\Rightarrow Q = 2\sqrt{x} +
\frac{2}{\sqrt{x}} + 2 \geq 6

\Rightarrow \frac{7}{Q} \leq \frac{7}{6}
\Rightarrow 0 < \frac{7}{Q} \leq \frac{7}{6}

Do vậy \frac{7}{Q} chỉ nhận một giá trị nguyên là 1.

\Rightarrow \frac{7\sqrt{x}}{2x + 2 +
2\sqrt{x}} = 1 \Rightarrow 5\sqrt{x} = 2x + 2

\Rightarrow \left\lbrack \begin{matrix}\sqrt{x} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow x = \dfrac{1}{4} \\\sqrt{x} = 2 \Rightarrow x = 4 \\\end{matrix} \right.\ (tm)

Vậy để \frac{7}{Q} chỉ nhận một giá trị nguyên thì x \in \left\{
\frac{1}{4};4 \right\}.

Ví dụ: Cho biểu thức: H
= \frac{2\sqrt{x}}{3 + \sqrt{x}}K = \left( \frac{15 - \sqrt{x}}{x - 25} +
\frac{2}{\sqrt{x} + 5} \right):\frac{\sqrt{x} + 3}{\sqrt{x} -
5} với x \geq 0,x \neq
25.

a) Rút gọn biểu thức K.

b) Tìm x để biểu thức A = H + K nhận giá trị nguyên?

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

K = \left( \frac{15 - \sqrt{x}}{x - 25}
+ \frac{2}{\sqrt{x} + 5} \right):\frac{\sqrt{x} + 3}{\sqrt{x} -
5}

K = \left\lbrack \frac{15 -
\sqrt{x}}{\left( \sqrt{x} + 5 \right)\left( \sqrt{x} - 5 \right)} +
\frac{3}{\sqrt{x} + 5} \right\rbrack:\frac{\sqrt{x} + 3}{\sqrt{x} -
5}

K = \frac{15 - \sqrt{x} + 2\left(
\sqrt{x} - 5 \right)}{\left( \sqrt{x} + 5 \right)\left( \sqrt{x} - 5
\right)}.\frac{\sqrt{x} - 5}{\sqrt{x} + 3}

K = \frac{\sqrt{x} + 5}{\left( \sqrt{x}
+ 5 \right)\left( \sqrt{x} - 5 \right)}.\frac{\sqrt{x} - 5}{\sqrt{x} +
3}

K = \frac{1}{\sqrt{x} + 3}

b) Ta có:

A = H + K = \frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x} +
3} + \frac{1}{\sqrt{x} + 3} = \frac{2\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x} +
3}

= \frac{2\left( \sqrt{x} + 3 \right) -
5}{\sqrt{x} + 3} = 2 - \frac{5}{\sqrt{x} + 3}

Để A\mathbb{\in Z} thì \sqrt{x} + 3 \in U(5) = \left\{ \pm 1; \pm 5
\right\}

\sqrt{x} + 3 \geq 3 \Rightarrow
\sqrt{x} + 3 = 5 \Rightarrow \sqrt{x} = 2 \Leftrightarrow x =
4(tm)

Vậy để A\mathbb{\in Z} thì x = 4.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho các biểu thức: A = \frac{\sqrt{x} + 3}{\sqrt{x} - 2}B = \frac{\sqrt{x} + 2}{\sqrt{x} - 2} -
\frac{\sqrt{x} - 2}{\sqrt{x} + 2} - \frac{4x}{4 - x} với x \geq 0,x \neq 4.

a) Rút gọn biểu thức B.

b) Tìm x để biểu thức H = \frac{B}{A} nhận giá trị nguyên.

Bài 2: Cho biểu thức: C
= \frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x} + 3} + \frac{1}{\sqrt{x} - 3} + \frac{2x -
3\sqrt{x} + 9}{9 - x} với x \geq
0,x \neq 9.

a) Thu gọn biểu thức C.

b) Tìm x\mathbb{\in Z} để biểu thức C\mathbb{\in Z}.

Bài 3: Cho biểu thức: D
= \frac{3x + \sqrt{9x} - 3}{x + \sqrt{x} - 2} - \frac{\sqrt{x} +
1}{\sqrt{x} + 2} + \frac{\sqrt{x} - 2}{1 - \sqrt{x}}.

a) Rút gọn D.

b) Tìm x\mathbb{\in Z} để biểu thức \frac{1}{D} nhận giá trị nguyên.

Bài 4: Cho biểu thức: M
= \frac{4\sqrt{x} + 7}{x - 1}N
= \frac{x + 2}{x + \sqrt{x} - 2} - \frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x} +
2} với x \geq 0,x \neq
1

a) Rút gọn biểu thức T =
\frac{M}{N}.

b) Tìm x\mathbb{\in R} để biểu thức T nhận giá trị nguyên dương.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️