Tứ giác nội tiếp Toán 9

Chuyên đề Tứ giác nội tiếp gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Tứ giác nội tiếp Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Định nghĩa tứ giác nội tiếp

Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn được gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (hay đường tròn ngoại tiếp tứ giác).

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Định lí

Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180^{0}.

Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180^{0} thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Từ định lí ta có hệ quả

  • Hình thang nội tiếp được trong một đường tròn là hình thang cân.

2. Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

  • Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 180^{0}.
  • Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện.

Tứ giác nội tiếp Toán 9

  • Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà ta có thể xác định được). Điểm đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác đó.

Tứ giác nội tiếp Toán 9

  • Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn một cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc \alpha.

Tứ giác nội tiếp Toán 9

  • Tứ giác ABCD có hai cạnh đối bất kì AB;CD kéo dài cắt nhau tại điểm K, điểm K thỏa mãn tính chất KA.KB = KC.KD thì tứ giác ABCD nội tiếp. (Phương tích)
  • Tập hợp tất cả các điểm nhìn đoạn AB dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp

Ví dụ: Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Tính số đo góc \widehat{A}, biết rằng \widehat{C} = \frac{2}{3}\widehat{A}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Vì tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) nên \widehat{C} + \widehat{A} = 180^{0}

Theo giả thiết ta có: \widehat{C} =
\frac{2}{3}\widehat{A} \Rightarrow \frac{2}{3}\widehat{A} + \widehat{A}
= 180^{0} \Rightarrow \widehat{A} = 108^{0}

Ví dụ: Cho đường tròn đường kính AB và điểm D thuộc đường tròn. Trên tia đối của tia BA lấy điểm C. Đường thẳng vuông góc với BC tại C cắt đường thẳng AD tại M. Chứng minh tứ giác MCBD nội tiếp đường tròn và xác định tâm đường tròn đó.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Ta có: \widehat{ADB} = 90^{0} (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

\Rightarrow \widehat{MDB} =
90^{0}

Lại có \widehat{MCB} = 90^{0};(MC\bot
BC)

Do đó \widehat{MDB} + \widehat{MCB} =
180^{0}

Tứ giác MCBD\widehat{MDB} + \widehat{MCB} = 180^{0} nên tứ giác MCBD nội tiếp đường tròn.

Ví dụ: Cho tam giác ABC\widehat{A} < 90^{0}. Gọi H là giao điểm của hai đường cao ADBE (với D \in
BC;E \in AC). Chứng minh các tứ giác DHEC;ABDE nội tiếp đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Ta có: \left\{ \begin{matrix}
AD\bot BC \Rightarrow \widehat{HDC} = 90^{0} \\
BE\bot AC \Rightarrow \widehat{HEC} = 90^{0} \\
\end{matrix} \right.

\Rightarrow \widehat{HDC} +
\widehat{HEC} = 180^{0}

Vậy tứ giác DHEC nội tiếp đường tròn.

Ta có: \left\{ \begin{matrix}
\widehat{ADB} = 90^{0} \\
\widehat{AEB} = 90^{0} \\
\end{matrix} \right.\  \Rightarrow \widehat{ADB} = \widehat{AEB} =
90^{0}

Tứ giác ABDEE;D là hai đỉnh liên tiếp vì \widehat{ADB} = \widehat{AEB} nên nội tiếp được đường tròn.

Ví dụ: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. Vẽ đường thẳng d song song với tiếp tuyến Ax của đường tròn và cắt hai dây AB;AC lần lượt tại M;N (với M
\neq B;N \neq C). Chứng minh tứ giác BMCN nội tiếp đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Gọi E;F là giao điểm d của đường tròn (O)

d//Ax nên sd\widehat{AE} = sd\widehat{AF}. Do đó:

\widehat{AMN} = \frac{1}{2}\left(
sd\widehat{FA} + sd\widehat{EB} \right)

= \frac{1}{2}\left( sd\widehat{AE} +
sd\widehat{EB} \right) = \frac{1}{2}sd\widehat{AB} =
\widehat{ACB}

Mặt khác \widehat{BMN} + \widehat{AMN} =
180^{0} (hai góc kề bù)

\Rightarrow \widehat{BMN} +
\widehat{NCB} = 180^{0}

Vậy tứ giác BMCN nội tiếp đường tròn.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có hai đường cao BM;CN;(M \in AC;N \in
AB). Chứng minh tứ giác BNMC là tứ giác nội tiếp.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

Cách 1: Chứng minh bốn đỉnh của tứ giác cùng cách đều một điểm

Gọi K là trung điểm của BC.

Xét tam giác BMC\widehat{BMC} = 90^{0} (giả thiết)

MK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên KM = KB = KC (tính chất tam giác vuông) (1)

Tương tự ta xét tam giác BNC chứng minh được KN = KB = KC(2)

Từ (1) và (2) suy ra B;N;M;C nội tiếp đường tròn tâm K đường kính BC.

Cách 2: Chứng minh hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc bằng nhau.

Ta có: \left\{ \begin{matrix}
\widehat{BMC} = 90^{0} \\
\widehat{BNC} = 90^{0} \\
\end{matrix} \right. suy ra M;N cùng nhìn cạnh BC dưới một góc vuông

Suy ra M,N nằm trên đường tròn đường kính BC hay tứ giác BNMC nội tiếp đường tròn đường kính BC.

Cách 3: Chứng minh tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện hoặc sử dụng định lí tổng hai góc đối diện của một tứ giác nội tiếp bằng 180^{0}.

Ta có: \left\{ \begin{matrix}
\widehat{BMA} = 90^{0} \\
\widehat{ANC} = 90^{0} \\
\end{matrix} \right..

Xét tam giác AMBANC

\widehat{AMB} = \widehat{ANC} =
90^{0}

\widehat{BAC} chung

Do đó \Delta AMB\sim\Delta ANC(g - g)
\Rightarrow \frac{AM}{AB} = \frac{AN}{AC}

Xét tam giác AMNABC

\frac{AM}{AB} =
\frac{AN}{AC}

\widehat{BAC} chung

Do đó \Delta AMN\sim\Delta ABC(c - g - c)
\Rightarrow \widehat{AMN} = \widehat{ABC}

Tứ giác BNMC có góc ngoài tại đỉnh M bằng góc trong tại đỉnh B

Vậy tứ giác BNMC nội tiếp đường tròn.

Cách 4: Chứng minh tứ giác nội tiếp dựa vào phương tích ngoài.

Xét tam giác AMBANC

\widehat{AMB} = \widehat{ANC} =
90^{0}

\widehat{BAC} chung

Do đó \Delta AMB\sim\Delta ANC(g -
g)

\Rightarrow AM.AC = AN.AB

Vậy tứ giác BNMC nội tiếp đường tròn.

Cách 5: Chứng minh tứ giác nội tiếp dựa vào phương tích trong.

Gọi T = BM \cap NC

Xét tam giác NTBMTC

\widehat{BMC} = \widehat{BNC} =
90^{0}

\widehat{NTB} = \widehat{MTC} (đối đỉnh)

Do đó \Delta NTB\sim\Delta MTC(g -
g)

\Rightarrow \frac{NT}{MT} =
\frac{TB}{TC} \Rightarrow NT.TC = TB.MT

Vậy tứ giác BNMC nội tiếp đường tròn.

Dạng 2: Sử dụng các dấu hiệu chứng minh tứ giác nội tiếp và những bài toán liên quan.

Bài toán 1: Chứng minh tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 180^{0} (hai góc đối diện bù nhau)

Ví dụ: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O) với trực tâm H. Giả sử M là một điểm trên cung BC không chứa A (với M \neq
B;N \neq C). Gọi N;P theo thứ tự là điểm đối xứng của M qua các đường thẳng AB;AC.

a) Chứng minh AHCP là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh N;H;P thẳng hàng.

c) Tìm vị trí của điểm M để độ dài đoạn thẳng NP lớn nhất.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

a) Gọi I = CH \cap AB;K = AH \cap
BC

Ta có: \widehat{IBK} =
\widehat{AMC} (cùng chắn cung AC)

\widehat{AMC} = \widehat{APC} (do P đối xứng với M qua AC)

\Rightarrow \widehat{IBK} =
\widehat{APC}(*)

Ta thấy BIHK nội tiếp nên \widehat{IBK} + \widehat{AHC} =
180^{0}(**)

Từ (*) và (**) suy ra \widehat{AHC} +
\widehat{APC} = 180^{0}

Vậy AHCP là tứ giác nội tiếp.

b) Do tứ giác AHCP là tứ giác nội tiếp đường tròn nên \widehat{AHP} =
\widehat{ACP} (cùng chắn cung AP)

\widehat{ACP} =
\widehat{ACM} (tính chất đối xứng) \Rightarrow \widehat{AHP} =
\widehat{ACM}(1)

Tương tự ta chứng minh được tứ giác AHBN nội tiếp nên \widehat{AHN} = \widehat{ABN}(cùng chắn cung AP)

Suy ra \widehat{AHN} =
\widehat{ABM}(2)

Vì tứ giác ABMC nội tiếp nên \widehat{ACM} + \widehat{ABM} =
180^{0}(3)

Từ (1); (2); (3) suy ra \widehat{AHP} =
\widehat{AHN} = 180^{0}

Vậy N;H;P thẳng hàng.

c) Từ \left\{ \begin{matrix}
\widehat{MAN} = 2\widehat{BAM} \\
\widehat{MAP} = 2\widehat{MAC} \\
\end{matrix} \right.\  \Rightarrow \widehat{NAP} = 2\left( \widehat{BAM}
+ \widehat{MAC} \right) = 2\widehat{BAC} không đổi

Ta có: NP = 2AP.sin\widehat{BAC} =
2AM.sin\widehat{BAC}

Do đó NP lớn nhất khi và chỉ khi AMlớn nhất. Khi đó AM là đường kính đường tròn (O).

Vậy NP lớn nhất khi và chỉ khi M là điểm đối xứng của A qua O.

Bài toán 2: Chứng minh tứ giác có bốn đỉnh cùng cách đều một điểm

Ví dụ: Cho đường tròn (O) đường kính AB. Lấy điểm M \in OA, điểm N thuộc nửa đường tròn (O). Kẻ các tiếp tuyến Ax;By. Đường thẳng qua N vuông góc với MN cắt Ax;By theo thứ tự tại C;D.

a) Chứng minh tứ giác ACNM;BDNM là các tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh \Delta ANB\sim\Delta
CMD.

c) Gọi I = AN \cap CM;K = BN \cap
DM. Chứng minh tứ giác IMKN là tứ giác nội tiếp.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

a) Xét tứ giác ACNM\widehat{MNC} = 90^{0} (giả thiết)

\widehat{MAC} = 90^{0} (tính chất tiếp tuyến)

Suy ra tứ giác ACNM nội tiếp đường tròn đường kính MC.

Tương tự tứ giác BDNM nội tiếp đường tròn đường kính MD.

b) Xét tam giác ANB và tam giác CMD có:

\widehat{ABN} = \widehat{CDM} (do tứ giác BDNM nội tiếp)

\widehat{BAN} = \widehat{DCM}(do tứ giác ACNM nội tiếp)

Do đó \Delta ANB\sim\Delta CMD(g -
g)

c) Theo chứng minh câu b) ta có: \Delta
ANB\sim\Delta CMD

\Rightarrow \widehat{CMD} = \widehat{ANB}
= 90^{0} (do \widehat{ANB} là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O).

\Rightarrow \widehat{IMK} = \widehat{INK}
= 90^{0} suy ra tứ giác IMNK là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính IK.

Bài toán 3: Chứng minh hai đỉnh cùng nhìn đoạn thẳng tạo bởi hai điểm còn lại hai góc bằng nhau.

Ví dụ: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Gọi C là điểm nằm giữa OA. Đường thẳng vuông góc với AB tại C cắt nửa đường tròn tại I. Gọi Klà một điểm bất kì trên đoạn thẳng CI, (K \neq
C;K \neq I). Tia AK cắt nửa đường tròn (O) tại M, tia BM cắt tia CI tại D. Gọi E đối xứng với B qua C. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác ACDM nội tiếp.

b) \Delta ABD\sim\Delta MBC.

c) Tứ giác AKDE nội tiếp

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tứ giác nội tiếp Toán 9

a) Xét đường tròn (O)\widehat{AMB} nội tiếp chắn nửa đườn tròn \Rightarrow \widehat{AMB} =
90^{0}

IC\bot AB(gt) \Rightarrow
\widehat{ACD} = 90^{0}

Tứ giác ACMDC;M là hai đỉnh kề nhau cùng nhìn AD với \widehat{ACD} = \widehat{AMD} = 90^{0} nên tứ giác ACDM nội tiếp

b) Xét tam giác ABD và tam giác MBC

\widehat{ABD} chung

\widehat{ADB} = \widehat{MCB} (vì ACMD nội tiếp)

\Rightarrow \Delta ABD\sim\Delta MBC(g -
g)

c) Vì E đối xứng với B qua C nên C là trung điểm cuả EB

DC\bot EB tại C nên CD là trung trực của EB

\Rightarrow DE = DB suy ra \Delta DEB cân tại B

\Rightarrow \widehat{AED} =
\widehat{ABD}\widehat{AKC} =
\widehat{ABD} (cùng phụ với \widehat{CAK}) nên \widehat{AED} = \widehat{AKC}

Vậy tứ giác AKDE nội tiếp.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại AAB < AC, kẻ đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A, vẽ nửa đường tròn đường kính BH cắt AB tại E, nửa đường tròn đường kính HC cắt AC tại F. Chứng minh:

a) Tứ giác AFHE là hình chữ nhật.

b) Tứ giác BEFC nội tiếp.

Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính AB. Đường thẳng vuông góc với AO tại trung điểm I của AO cắt AC tại M và cắt tiếp tuyến tại C của đường tròn ở E. Chứng minh các tứ giác OECI;IMCB là các tứ giác nội tiếp và xác định tâm của các đường tròn đó.

Bài 3: Trên nửa đường tròn tâm (O) đường kính BC lấy điểm A, (AB >
AC > 0). Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên cạnh BC. Đường tròn đường kính AH lần lượt cắt AB;AC tại M;N. Chứng minh tứ giác BCMN nội tiếp.

Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A\widehat{A} = 20^{0}. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C lấy điểm D sao cho DA
= DB\widehat{DAB} =
40^{0}. Giao điểm của ABCD là điểm E. Chứng minh tứ giác ACBD là tứ giác nội tiếp.

Bài 5: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Kẻ tiếp tuyến Bx và lấy hai điểm C;D thuộc nửa đường tròn. Các tia AC;AD cắt Bx lần lượt tại E;F (với Fnằm giữa B;E). Chứng minh rằng:

a) \widehat{ABD} =
\widehat{DFB}

b) Tứ giác CEFD là tứ giác nội tiếp.

Bài 6: Cho hai đường tròn (O)(O') cắt nhau tại AB. Vẽ AC;AD theo thứ tự là đường kính của hai đường tròn (O)(O').

a) Chứng minh ba điểm C;B;D thẳng hàng.

b) Đường thẳng AC cắt đường tròn (O') tại E, đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại F (với E;F
\neq A). Chứng minh bốn điểm C;D;E;F cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 7: Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) vẽ hai tiếp tuyến AB;AC với đường tròn (với B;C là tiếp điểm). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm M, vẽ MI\bot
AB;MK\bot AC;(I \in AB;K \in AC).

a) Chứng minh tứ giác AIMK là tứ giác nội tiếp đường tròn.

b) Vẽ MP\bot BC;(P \in BC). Chứng minh \widehat{MPK} =
\widehat{MBC}.

Bài 8: Cho đường tròn (O) đường kính AB, gọi I là trung điểm của OA và dây CD vuông góc với AB tại I. Lấy K tùy ý trên cung nhỏ BC, AK cắt CD tại H.

a) Chứng minh tứ giác BIHK nội tiếp.

b) Chứng minh AH.AK có giá trị không phụ thuộc vị trí điểm K.

c) Kẻ DN\bot BC;DM\bot AC;(N \in BC;M \in
AC). Chứng minh các đường thẳng AB;CD;MN đồng quy.

Bài 9: Cho đường tròn (O;R) và điểm K cố định nằm ngoài đường tròn. Qua K kẻ hai tiếp tuyến KM;KN tới đường tròn (M;N là các tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua K cắt đường tròn (O;R) tại BC, (KB <
KC). Gọi I là trung điểm của BC.

a) Chứng minh năm điểm K;M;N;O;I cùng nằm trên một đường tròn.

b) Chứng minh KM^{2} = KB.KC

c) Đường thẳng qua B song song với KM cắt MN tại E. Chứng minh EI//CM.

d) Chứng minh khi d thay đổi quanh điểm K thì trọng tâm G của tam giác MBC luôn nằm trên đường tròn cố định.

Bài 10: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Lấy điểm M thuộc đoạn OA, điểm N thuộc nửa đường tròn tâm O. Từ A;B kẻ các tiếp tuyến Ax;By. Đường thẳng qua N vuông góc MN cắt Ax;By lần lượt tại C;D.

a) Chứng minh các tứ giác ACNM;BDMN nội tiếp đường tròn.

b) Gọi I là giao điểm của ANCM; K là giao điểm của BNDM. Chứng minh \Delta ANB\sim\Delta CMD từ đó suy ra tứ giác IMKN là tứ giác nội tiếp.

Bài 11: Cho hình vuông ABCD cạnh a. Trên hai cạnh AD;CD lần lượt lấy các điểm MN sao cho \widehat{MBN} = 45^{0}, BMBN cắt AC theo thứ tự tại E;F.

a) Chứng minh các tứ giác BENC;BFMA nội tiếp được trong đường tròn.

b) Chứng tỏ MEFN là tứ giác nội tiếp.

Bài 12: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, hai đường cao AH;CE cắt nhau tại H. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi M là điểm đối xứng với B qua O, I là giao điểm của BMDE, K là giao điểm của ACHM.

a) Chứng minh các tứ giác AEDC;DIMC nội tiếp.

b) Chứng minh OK\bot AC

c) Cho \widehat{AOK} = 90^{0}. Chứng minh \Delta HBO cân.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️