Tỷ số lượng giác của góc nhọn

Chuyên đề Hệ thức lượng trong tam giác vuông gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Tỷ số lượng giác của góc nhọn 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn

Cho tam giác ABC vuông tại \widehat{A} (như hình vẽ)

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

\sin\alpha =
\frac{AC}{BC}\cos\alpha =
\frac{AB}{BC}\tan\alpha =
\frac{AC}{AB}\cot\alpha =
\frac{AB}{AC}

Chú ý:

  • Tỉ số lượng giác của một góc nhọn luôn dương.
  • \sin\alpha < 1;cos\beta <
1

2. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

Hình vẽ minh họa

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

Ta có: \alpha + \beta =
90^{0}

  • \sin\alpha = \cos\beta;cos\alpha =
\sin\beta
  • \tan\alpha = \cot\beta;cot\alpha =
\tan\beta

Phát biểu thành lời: Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tang góc này bằng cotang góc kia.

Dạng 1: Tính tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính cạnh, tính góc trong tam giác vuông

Phương pháp giải

Sử dụng các kiến thức liên quan đến tỉ số lượng giác để tính toán.

Tính chất đường phân giác trong tam giác. Nếu AD là tia phân giác \widehat{BAC};(D \in BC) thì \frac{AB}{AC} = \frac{BD}{CD}.

Tình chất dãy tỉ số bằng nhau \frac{a}{b}
= \frac{c}{d} = \frac{a + c}{b + d}

Ví dụ: Cho tam giác ABC\widehat{A} = 90^{0}AB = 5cm;BC = 13cm.

a) Tính các tỉ số lượng giác của góc ACB.

b) Vẽ hai phân giác BE;CF cắt nhau tại I. Tính AE;EC;AF;BF?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

a) Xét tam giác ABC vuông tại A ta có:

AC = \sqrt{BC^{2} - BA^{2}} =
\sqrt{13^{2} - 5^{2}} = 12(cm)

Trong tam giác ABC vuông tại A

\sin\widehat{ACB} = \frac{AB}{BC} =
\frac{5}{13}

\cos\widehat{ACB} = \frac{AC}{BC} =
\frac{12}{13}

\tan\widehat{ACB} =
\frac{\sin\widehat{ACB}}{\cos\widehat{ACB}} = \frac{5}{12}

\cot\widehat{ACB} =
\frac{\cos\widehat{ACB}}{\sin\widehat{ACB}} = \frac{12}{5}

b) Áp dụng tính chất đường phân giác trong tam giác ABC ta có:

\frac{AB}{AE} = \frac{BC}{CE}
\Rightarrow \frac{AE}{5} = \frac{CE}{13} = \frac{AE + CE}{5 + 13} =
\frac{AC}{18} = \frac{12}{18} = \frac{2}{3}

\Rightarrow AE = \frac{10}{3}(cm);EC =
\frac{26}{3}(cm)

\frac{AC}{AF} = \frac{CB}{BF}
\Rightarrow \frac{AF}{12} = \frac{BF}{13} = \frac{AF + CF}{12 + 13} =
\frac{AB}{25} = \frac{5}{25} = \frac{1}{5}

\Rightarrow AF = \frac{12}{5}(cm);BF =
\frac{13}{5}(cm)

Ví dụ: Cho tam giác ABC\widehat{A} = 75^{0};\widehat{C} = 45^{0};AB =
10cm.

a) Kẻ AH\bot BC. Tính BH;AC và diện tích tam giác ABC.

b) Kẻ HE\bot AB;HF\bot AC. Chứng minh rằng AE.AB = AF.AC.

c) Gọi M;N lần lượt là trung điểm của AH;EF. Chứng minh rằng MN\bot EF.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

a) Dễ tính được \widehat{ABC} =
60^{0}

Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác AHB vuông tại H, ta có:

\cos\widehat{ABH} = \frac{BH}{BA}
\Rightarrow BH = 10.cos60^{0} = 5(cm)

\sin\widehat{ABH} = \frac{AH}{AB}
\Rightarrow AH = 10.\frac{\sqrt{3}}{2} = 5\sqrt{3}(cm)

Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác AHC vuông tại H ta có:

\sin\widehat{ACH} = \frac{AH}{AC}
\Rightarrow AC = \frac{5\sqrt{3}}{sin45^{0}} =
5\sqrt{6}(cm)

\tan\widehat{ACH} = \frac{AH}{HC}
\Rightarrow HC = AH.tan45^{0} = 5\sqrt{3}(cm)

S_{ABC} = S_{ABH} + S_{AHC}

= \frac{1}{2}AH.BH +
\frac{1}{2}AH.BC

= \frac{1}{2}AH.(BH + BC) =
\frac{1}{2}5\sqrt{3}.\left( 5\sqrt{3} + 5 \right) = \frac{25}{2}\left(
\sqrt{3} + 3 \right)\left( cm^{2} \right)

b) Áp dụng hệ thức lượng trong các tam giác:

Tam giác AHB vuông tại H có đường cao HE là:

AH^{2} = AE.AB(1)

Tam giác AHC vuông tại H có đường cao HF là:

AH^{2} = AF.AC(2)

Từ (1) và (2) suy ra AE.AB =
AF.AC

c) Ta có: \Delta AEH;\Delta AFH lần lượt vuông góc tại E;F và M là trung điểm của AH.

Theo định lí đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông suy ra ME = MF =
\frac{AH}{2}

Lại có NE = NF nên suy ra M;N thuộc đường trung trực của EF. Vậy MN\bot EF.

Ví dụ: Cho tam giác ABC\widehat{A} = 60^{0}, đường cao BMCN cắt nhau tại H. Nối AH cắt BC tại K. Biết AC =
8cm.

a) Tính AN;NC và số đo của \widehat{ABM};\widehat{BHC}.

b) Chứng minh rằng AK\bot
BC;\widehat{MBC} = \widehat{CAK}.

c) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng tam giác MIN đều.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

Áp dụng tỉ số lượng giác trong \Delta
ANC vuông tại N ta có:

\cos\widehat{CAN} = \frac{AN}{AC}
\Rightarrow AB = 8cos60^{0} = 4(cm)

\tan\widehat{CAN} = \frac{NC}{NA}
\Rightarrow NC = NA.tan60^{0} = 4\sqrt{3}(cm)

Trong tam giác \Delta ABM vuông tại M ta dễ dàng tính được \widehat{ABM} = 30^{0}

Áp dụng tổng bốn góc trong tứ giác AMHN và hai góc đối đỉnh, ta dễ dàng tính được \widehat{BHC} như sau:

\left\{ \begin{matrix}
\widehat{MAN} + \widehat{ANH} + \widehat{AMH} + \widehat{NHM} = 360^{0}
\\
\widehat{NHM} = \widehat{BHC} \\
\end{matrix} \right.

\Rightarrow \widehat{BHC} =
\widehat{NHM} = 360^{0} - 90^{0} - 90^{0} - 60^{0} =
120^{0}

b) Xét tam giác \Delta ABC có hai đường cao BM;CN cắt nhau tại H suy ra H là trực tâm của tam giác ABC và đường cao thứ ba AK\bot BC

Xét tam giác CAK và tam giác CBM ta có:

\left\{ \begin{matrix}
\widehat{BCM} = \widehat{KCA} \\
\widehat{BMC} = \widehat{AKC} = 90^{0} \\
\end{matrix} \right.\  \Rightarrow \Delta CAK\sim\Delta CBM(g -
g)

\Rightarrow \widehat{MBC} =
\widehat{CAK}

c) Áp dụng tính chất góc ngoài các tam giác MIC;NIB cân tại I; (MI = BI =
NI = CI = \frac{BC}{2})

\widehat{NIB} = \widehat{INC} +
\widehat{NCI} = 2\widehat{NCI} = 2\widehat{HCB}

\widehat{MIC} = \widehat{IMB} +
\widehat{MBI} = 2\widehat{MBI} = 2\widehat{HCB}

\Rightarrow \widehat{MIB} +
\widehat{MIC} = 2\left( \widehat{HBC} + \widehat{HCB}
\right)

Lại có \left\{ \begin{matrix}
\widehat{CIM} + \widehat{MIN} + \widehat{NIB} = 180^{0} \\
\widehat{HBC} + \widehat{HCB} + \widehat{BHC} = 180^{0} \\
\end{matrix} \right.

\Rightarrow 180^{0} - \widehat{MIN} =
2\left( 180^{0} - \widehat{BHC} \right)

\Rightarrow \widehat{MIN} =
60^{0}MI = NI =
\frac{BC}{2} (Vì MI, NI lần lượt là trung tuyến ứng với cạnh huyền CB của \Delta NBC;\Delta MBC vuông tại M,N) nên \Delta MIN là tam giác đều.

Dạng 2: Chứng minh các hệ thức liên quan đến tam giác vuông

Ví dụ: Cho tam giác ABC\widehat{A} = 90^{0}. Tính tỉ số lượng giác góc C, biết \sin\widehat{B} = \frac{4}{5}.

Hướng dẫn giải

Ta có: \widehat{B} + \widehat{C} =
90^{0} nên \cos\widehat{C} =
\sin\widehat{B} = \frac{4}{5}

Ta lại có: sin^{2}\widehat{C} +
cos^{2}\widehat{C} = 1

\Rightarrow \sin\widehat{C} = \sqrt{1 -
cos^{2}\widehat{C}} = \sqrt{1 - \left( \frac{4}{5} \right)^{2}} =
\frac{3}{5}

\Rightarrow \tan\widehat{C} =
\frac{\sin\widehat{C}}{\cos\widehat{C}} = \frac{3}{4}

\Rightarrow \cot\widehat{C} =
\frac{\cos\widehat{C}}{\sin\widehat{C}} = \frac{4}{3}

Ví dụ: Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ bé đến lớn

a)tan13^{0};cot51^{0};tan28^{0};cot79^{0}15';tan47^{0}

b) cos62^{0};sin50^{0};cos63^{0}41';sin47^{0};cos83^{0}

Hướng dẫn giải

a)tan13^{0};cot51^{0};tan28^{0};cot79^{0}15';tan47^{0}

Ta có:

cot51^{0} = \cot\left( 90^{0} - 39^{0}
\right) = tan39^{0}

cot79^{0}15' = \cot\left( 90^{0} -
10^{0}45' \right) = tan10^{0}45'

tan10^{0}45' < tan13^{0} <
tan28^{0} < tan39^{0} < tan47^{0}

Nên cot79^{0}15' < tan13^{0} <
tan28^{0} < cot51^{0} < tan47^{0}

b) cos62^{0};sin50^{0};cos63^{0}41';sin47^{0};cos83^{0}

Ta có: sin50^{0} = \sin\left( 90^{0} -
40^{0} \right) = cos40^{0}

sin47^{0} = \sin\left( 90^{0} - 43^{0}
\right) = cos43^{0}

cos83^{0} < cos63^{0}41' <
cos62^{0} < cos43^{0} < cos40^{0}

cos83^{0} < cos63^{0}41' <
cos62^{0} < sin47^{0} < sin50^{0}

Ví dụ: Cho tam giác ABC. Chứng minh S_{ABC} =
\frac{1}{2}AB.BC.sin\widehat{B}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

Dựng đường cao AH

Ta có: S_{ABC} =
\frac{1}{2}AH.BC(*)

Áp dụng hệ thức lượng vào tam giác AHB ta có:

\sin\widehat{B} = \frac{AH}{AB}
\Rightarrow AH = \sin\widehat{B}.AB(**)

Thay (2) vào (1) ta được: S_{ABC} =
\frac{1}{2}AB.BC.sin\widehat{B}

Ví dụ: Cho tam giác ABC. Chứng minh AB^{2} = AC^{2} + BC^{2} -
2AC.BC.cos\widehat{C}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABH ta có:

AB^{2} = BH^{2} + AH^{2}(*)

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ACH ta có:

AH^{2} = AC^{2} -
HC^{2}(**)

Thay (**) vào (*) ta được:

AB^{2} = BH^{2} - HC^{2} +
AC^{2}

= (BH - HC)(BH + HC) +
AC^{2}

= (BH - 2HC).BC + AC^{2}

= BH^{2} - 2HC.BC +
AC^{2}(3)

Áp dụng tỉ số lượng giác vào tam giác vuông AHC ta có:

\cos\widehat{C} = \frac{HC}{AC}
\Rightarrow HC = AC.cos\widehat{C} (4)

Thay (3) vào (4) ta được:

AB^{2} = AC^{2} + BC^{2} -
2AC.BC.cos\widehat{C}

Dạng 3: Bài toán dựng hình

Phương pháp

Bài toán: Dựng góc \alpha biết tỉ số lượng giác là \frac{m}{n}.

Bước 1: Dựng một tam giác vuông có hai cạnh m;n trong đó m;n là hai cạnh góc vuông hoặc một cạnh góc vuông và một cạnh huyền.

Bước 2: Vận dụng định nghĩa tỉ số lượng giác để nhận được góc \alpha.

Ví dụ: Dựng góc \alpha biết:

a) \cos\alpha = \frac{2}{7}

b) \tan\alpha = \frac{3}{2}

Hướng dẫn giải

a) Dựng tam giác vuông với độ dài cạnh góc vuông là 2, cạnh huyền 7, góc giữa cạnh góc vuông và cạnh huyền đó là góc \alpha.

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

b) Dựng tam giác vuông với độ dài cạnh góc vuông lần là 3;2, góc đối diện với cạnh góc vuông của độ dài 3 là góc \alpha.

Tỷ số lượng giác của góc nhọn

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho hình vuông ABCDAD = 12cm. Lấy điểm M \in BC, điểm N \in BC sao cho AN = BM = 5cm.

a) Tính các tỉ số lượng giác của góc AMB.

b) Nối DN cắt AM tại K. Chứng minh AM = DN.

c) Chứng minh AM\bot DN.

Bài 2: Cho tam giác ABC đường cao BM;CN cắt nhau tại H.

a) Biết MA = 6cm;AB = 10cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc \widehat{A}.

b) Chứng tỏ rằng \widehat{ABM} =
\widehat{ACN};AH\bot BC.

c) Gọi I;J lần lượt là trung điểm của AH;BC. Chứng minh rằng IJ\bot MN.

Bài 3: Cho tam giác ABC, gọi H là giao điểm của ba đường cao AD;BE;CF.

a) Cho AD = 4cm;BD = 3cm. Tính tỉ số lượng giác của góc \widehat{BAD}.

b) Chứng minh \widehat{BAH} =
\widehat{BCH};\widehat{CAD} = \widehat{EBC};\widehat{ABE} =
\widehat{ACF}.

c) Chứng minh \Delta CED\sim\Delta
CBA;\Delta BDF\sim\Delta BAC.

d) Chứng minh BH.BE + CH.CF =
BC^{2}.

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết \sin\widehat{B} = \frac{4}{5}. Tính các tỉ số lượng giác của góc \widehat{C}?

Bài 5: Cho \cos\alpha =
\frac{3}{4} với 0^{0} < \alpha
< 90^{0}. Tính giá trị biểu thức P = \frac{\tan\alpha + 3cot\alpha}{\tan\alpha +
\cot\alpha}.

Bài 6: Cho tam giác ABC;\widehat{A} =
90^{0};\widehat{ABC} = \alpha. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức Q = 4sin\alpha +
3cos\alpha.

Bài 7: Dựng góc nhọn \alpha biết rằng \sin\alpha = \frac{3}{5}.

Bài 8: Dựng góc nhọn \alpha biết rằng \cos\alpha = \frac{1}{3}.

Bài 9: Dựng góc nhọn \alpha biết rằng \cot\alpha = \frac{5}{6}.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️