Ứng dụng bất đẳng thức vào giải toán

Chuyên đề Bất đẳng thức gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Ứng dụng bất đẳng thức vào giải toán 5,0

I. PHÂN LOẠI ỨNG DỤNG BẤT ĐẲNG THỨC

Dạng 1: Ứng dụng vào dạng toán rút gọn biểu thức

Ví dụ. Cho biểu thức P = \frac{x -
2\sqrt{x}}{x\sqrt{x} - 1} + \frac{\sqrt{x} + 1}{x\sqrt{x} + x +
\sqrt{x}} + \frac{1 + 2x - 2\sqrt{x}}{x^{2} - \sqrt{x}} (với x > 0,\ x \neq 1)

a) Rút gọn biểu thức P.

b) Tìm tất cả các giá trị của x sao cho P nhận giá trị nguyên.

Hướng dẫn giải

a) Rút gọn biểu thức P.

P = \frac{x - 2\sqrt{x}}{x\sqrt{x} - 1}
+ \frac{\sqrt{x} + 1}{x\sqrt{x} + x + \sqrt{x}} + \frac{1 + 2x -
2\sqrt{x}}{x^{2} - \sqrt{x}}

P = \frac{x - 2\sqrt{x}}{\left( \sqrt{x}- 1 \right)\left( x + \sqrt{x} + 1 \right)} + \frac{\sqrt{x} +1}{\sqrt{x}\left( x + \sqrt{x} + 1 \right)}+ \frac{2x - 2\sqrt{x} +1}{\sqrt{x}\left( \sqrt{x} - 1 \right)\left( x + \sqrt{x} + 1\right)}

P = \frac{\sqrt{x}\left( x - 2\sqrt{x}
\right) + \left( \sqrt{x} + 1 \right)\left( \sqrt{x} - 1 \right) + 2x -
2\sqrt{x} + 1}{\sqrt{x}\left( \sqrt{x} - 1 \right)\left( x + \sqrt{x} +
1 \right)}

P = \frac{\sqrt{x}\left( x + \sqrt{x} -
2 \right)}{\sqrt{x}\left( \sqrt{x} - 1 \right)\left( x + \sqrt{x} + 1
\right)}

P = \frac{\left( \sqrt{x} - 1
\right)\left( \sqrt{x} + 2 \right)}{\left( \sqrt{x} - 1 \right)\left( x
+ \sqrt{x} + 1 \right)} = \frac{\sqrt{x} + 2}{x + \sqrt{x} +
1}

b) Ta có thể làm theo hai cách sau:

Cách 1: Đánh giá

Với x > 0,\ x \neq 1 \Rightarrow x +
\sqrt{x} + 1 > \sqrt{x} + 1 > 1.

Vậy 0 < P = \frac{\sqrt{x} + 2}{x +
\sqrt{x} + 1} < \frac{\sqrt{x} + 2}{\sqrt{x} + 1} = 1 +
\frac{1}{\sqrt{x} + 1} < 2.

P nguyên nên P = 1 \Leftrightarrow \frac{\sqrt{x} + 2}{x +
\sqrt{x} + 1} = 1 \Leftrightarrow x = 1\ \ (KTM).

Vậy không có giá trị nào của x để P nhận giá trị nguyên.

Cách 2: Dùng phương pháp miền giá trị.

P = \frac{\sqrt{x} + 2}{x + \sqrt{x} + 1}\Leftrightarrow P\left( \sqrt{x} \right)^{2} + (P - 1)\sqrt{x} + P - 2 =0.

TH1: P = 0 \Rightarrow \sqrt{x} = - 2
\Leftrightarrow x \in \varnothing.

TH2: P \neq 0 \Rightarrow \Delta = (P -
1)^{2} - 4P(P - 2) = 3P^{2} + 6P + 1 \geq 0 \Leftrightarrow P^{2} - 2P - \frac{1}{2} \leq
0.

\Leftrightarrow P^{2} - 2P + 1 \leq\frac{4}{3}\Leftrightarrow (P - 1)^{2} \leq \frac{4}{3} \Rightarrow P\in \left\{ 1;2 \right\} (do P \in
Z,P > 0)

p = 1 \Leftrightarrow \frac{\sqrt{x} +
2}{x + \sqrt{x + 1}} = 1 \Leftrightarrow x = 1\ (KTM).

P = 2 \Leftrightarrow \frac{\sqrt{x} +
2}{x + \sqrt{x} + 1} = 2 \Leftrightarrow 2x + \sqrt{x} = 0

\Leftrightarrow \sqrt{x}\left( 2\sqrt{x +
1} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 0(KTM).

Ví dụ. Cho biểu thức P = \frac{2x +
2}{\sqrt{x}} + \frac{x\sqrt{x} - 1}{x - \sqrt{x}} - \frac{x^{2} +
\sqrt{x}}{x\sqrt{x} + x} (vớix >
0,x \neq 1).

a) Rút gọn biểu thức P.

b) Tìm x để biểu thức M =
\frac{7}{P} nhận giá trị nguyên.

Hướng dẫn giải

a) Rút gọn biểu thức P.

P = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} +
\frac{x\sqrt{x} - 1}{x - \sqrt{x}} - \frac{x^{2} + \sqrt{x}}{x\sqrt{x} +
x}

P = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} +\frac{\left( \sqrt{x} - 1 \right)\left( x + \sqrt{x} + 1\right)}{\sqrt{x}\left( \sqrt{x} - 1 \right)}- \frac{\sqrt{x}\left(\sqrt{x} + 1 \right)\left( x - \sqrt{x} + 1 \right)}{x\left( \sqrt{x} +1 \right)}

P = \frac{2x + 2}{\sqrt{x}} +
\frac{\left( x + \sqrt{x} + 1 \right)}{\sqrt{x}} - \frac{\left( x -
\sqrt{x} + 1 \right)}{\sqrt{x}}

P = \frac{2x + 2\sqrt{x} + 2}{\sqrt{x}} =
2\left( \sqrt{x} + \frac{1}{\sqrt{x}} + 1 \right)

b) Tìm x để biểu thức M =
\frac{7}{P} nhận giá trị nguyên.

0 < x \neq 1 \Rightarrow \sqrt{x} +
\frac{1}{\sqrt{x}} + 1 > 3 \Leftrightarrow 2\left( \sqrt{x} +
\frac{1}{\sqrt{x}} + 1 \right) > 6

\Rightarrow M = \dfrac{7}{P} = \dfrac{7}{{2\left( {\sqrt x  + \dfrac{1}{{\sqrt x }} + 1} \right)}} < \dfrac{7}{6}.

Do M nhận giá trị nguyên

\Rightarrow M = 1 \Leftrightarrow\dfrac{7}{2\left( \sqrt{x} + \dfrac{1}{\sqrt{x}} + 1 \right)} = 1\Leftrightarrow \sqrt{x} + \dfrac{2}{\sqrt{x}} = \dfrac{5}{2}

\Leftrightarrow 2x - 5\sqrt{x} + 2 = 0
\Leftrightarrow x \in \left\{ \frac{1}{4};4 \right\}.

Dạng 2: Ứng dụng vào dạng toán liên quan định lý Vi-et

Ví dụ. Cho phương trình: x^{2} - mx + m -
1 = 0. Tìm GTNN và GTLN của biểu thức:

B = \frac{2x_{1}x_{2} + 3}{x_{1}^{2} +
x_{2}^{2} + 2\left( x_{1}x_{2} + 1 \right)}

Hướng dẫn giải

Ta có \Delta^{'} = m^{2} - 4(m - 1) =
(m - 2)^{2} \geq 0(\ \forall m\ ) nên phương trình luôn có nghiệm với mọi m.

Theo định lí Vi-et ta có:\left\{
\begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = m \\
x_{1}x_{2} = m - 1 \\
\end{matrix} \right.

Xét biểu thức:

B = \frac{2x_{1}x_{2} + 3}{x_{1}^{2} +x_{2}^{2} + 2\left( x_{1}x_{2} + 1 \right)}= \frac{2x_{1}x_{2} +3}{\left( x_{1} + x_{2} \right)^{2} - 2x_{1}x_{2} + 2\left( x_{1}x_{2} +1 \right)} = \frac{2m + 1}{m^{2} + 2}

Cách 1: Phương pháp thêm bớt.

Ta có: B = \frac{2m + 1}{m^{2} + 2} =
\frac{m^{2} + 2 - (m - 1)^{2}}{m^{2} + 2} = 1 - \frac{(m - 1)^{2}}{m^{2}
+ 2} \leq 1

\Rightarrow MaxB = 1 \Leftrightarrow m =
1

Ta có:

B = \frac{2m + 1}{m^{2} + 2} =\frac{m^{2} + 4m + 4 - \left( m^{2} + 2 \right)}{2\left( m^{2} + 2\right)}= \frac{(m + 2)^{2}}{2\left( m^{2} + 2 \right)} - \frac{1}{2}\geq - \frac{1}{2}

\Rightarrow MinB = - \frac{1}{2}
\Leftrightarrow m = - 2

Cách 2: Phương pháp miền giá trị.

Ta có: B = \frac{2m + 1}{m^{2} + 2}
\Leftrightarrow Bm^{2} - 2m + 2B - 1 = 0

TH1: B = 0 \Rightarrow m = -
\frac{1}{2}

TH2: B \neq 0 \Rightarrow \Delta' = 1
- B(2B - 1) \geq 0 \Leftrightarrow - 2B^{2} + B + 1 \geq 0

\Leftrightarrow 2B^{2} - B - 1 \leq 0
\Leftrightarrow (2B + 1)(B - 1) \leq 0 \Leftrightarrow - \frac{1}{2}
\leq B \leq 1

\Rightarrow \left\{ \begin{matrix}MinB = - \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{B} = - 2 \\MaxB = 1 \Leftrightarrow m = \dfrac{1}{B} = 1 \\\end{matrix} \right.

Ví dụ. Cho phương trình: 2x^{2} + 2mx +
m^{2} - 2 = 0. Gọi x_{1},x_{2} là hai nghiệm của phương trình. Tìm GTLN của A = \left| 2x_{1}x_{2} +
x_{1} + x_{2} - 4 \right|.

Hướng dẫn giải

Phương trình có nghiệm:

\Delta' = m^{2} - 2\left( m^{2} - 2
\right) = 4 - m^{2} \geq 0 \Leftrightarrow m^{2} \leq 4 \Leftrightarrow
- 2 \leq m \leq 2

Theo định lí Vi-et ta có:\left\{\begin{matrix}x_{1} + x_{2} = - m \\x_{1}x_{2} = \dfrac{m^{2} - 2}{2} \\\end{matrix} \right.

Xét biểu thức

A = \left| 2x_{1}x_{2} + x_{1} + x_{2} -
4 \right| = \left| m^{2} - 2 - m - 4 \right| = \left| m^{2} - m - 6
\right| = \left| (m + 2)(m - 3) \right|

- 2 \leq m \leq 2 \Rightarrow A = (m +
2)(3 - m) = - m^{2} + m + 6 = \frac{25}{4} - \left( m - \frac{1}{2}
\right)^{2} \leq \frac{25}{4}

Vậy MaxA = \frac{25}{4} \Leftrightarrow m
= \frac{1}{2}(TM).

Ví dụ. Cho phương trình: x^{2} - 2(m -
1)x + 2m^{2} - 3m + 1 = 0. Gọi x_{1},x_{2}là hai nghiệm của phương trình. Chứng minh: \left| x_{1} + x_{2} +
x_{1}x_{2} \right| \leq \frac{9}{8}.

Hướng dẫn giải

Phương trình có nghiệm nên ta có:

\Delta = (m - 1)^{2} - \left( 2m^{2} -
3m + 1 \right) = - m^{2} + m \geq 0 \Leftrightarrow 0 \leq m \leq
1

Theo định lí Vi-et ta có: \left\{
\begin{matrix}
x_{1} + x_{2} = 2(m - 1) \\
x_{1}x_{2} = 2m^{2} - 3m + 1 \\
\end{matrix} \right.

A = \left| x_{1} + x_{2} + x_{1}x_{2}\right|= \left| 2m - 2 + 2m^{2} - 3m + 1 \right|= \left| 2m^{2} - m -1 \right| = 2\left( m - \frac{1}{4} \right)^{2} -\frac{9}{16}

0 \leq m \leq 1 \Rightarrow -\frac{1}{4} \leq m - \frac{1}{4} \leq \frac{3}{4}\Rightarrow \left( m -\frac{1}{4} \right)^{2} \leq \frac{9}{16}

Vậy A = 2\left( \left( m - \frac{1}{4}
\right)^{2} - \frac{9}{16} \right) = 2\left\lbrack \frac{9}{16} - \left(
m - \frac{1}{4} \right)^{2} \right\rbrack \leq \frac{9}{8}

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi: m =
\frac{1}{4}.

Dạng 3: Ứng dụng vào giải phương trình vô tỉ và hệ phương trình vô tỉ

Ví dụ. Giải phương trình: 3\sqrt[3]{\frac{x^{2} - 2x + 2}{2x - 1}} + 2x =
5.

Hướng dẫn giải

Điều kiện xác định: x \neq
\frac{1}{2} (*)

Ta có (1) \Leftrightarrow
3\sqrt[3]{\frac{x^{2} - 2x + 2}{2x - 1}} + (2x - 1) = 4.

TH1: 2x - 1 < 0 \Rightarrow VT <
0 nên phương trình vô nghiệm.

TH2: 2x - 1 > 0 \Leftrightarrow x >
\frac{1}{2}.

Sử dụng bất đẳng thức AM – GM cho 4 số dương ta có:

\sqrt[3]{\frac{(x - 1)^{2} + 1}{2x - 1}}
+ \sqrt[3]{\frac{(x - 1)^{2} + 1}{2x - 1}} + \sqrt[3]{\frac{(x - 1)^{2}
+ 1}{2x - 1}} + (2x - 1) \geq 4.

Đẳng thức xảy ra khi x = 1.

Ví dụ. Giải hệ phương trình: \left\{
\begin{matrix}
x^{3} - 3x + 2 = y^{3} + 3y^{2} \\
\sqrt{x - 2} + \sqrt{x^{3} - 3x^{2} + y + 2} = x^{2} - 3y \\
\end{matrix} \right..

Hướng dẫn giải

Điều kiện xác định: \left\{
\begin{matrix}
x \geq 2 \\
x^{3} - 3x^{2} + y + 2 \geq 0 \\
\end{matrix} \right.

Ta có: x^{3} - 3x + 2 = (y + 1)^{3} - 3(y
+ 1) + 2

\Leftrightarrow x^{3} - 3x = (y + 1)^{3}
- 3(y + 1)

\Leftrightarrow x^{3} - (y + 1)^{3} =
3\left\lbrack x - (y + 1) \right\rbrack

\Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
x = y + 1\ \ \ (1) \\
x^{2} + x(y + 1) + (y + 1)^{2} = 3\ \ (2) \\
\end{matrix} \right.

Từ (1) \Rightarrow y = x - 1 \Rightarrow
\sqrt{x - 2} + \sqrt{x^{3} - 3x^{2} + x + 1} = x^{2} - 3x +
3.

\Leftrightarrow \sqrt{x - 2} + \sqrt{(x -
1)\left( x^{2} - 2x - 1 \right)} = x^{2} - 3x + 3.

Theo Cô Si ta có: \left\{ \begin{matrix}\sqrt{(x - 2).1} \leq \dfrac{x - 2 + 1}{2} = \dfrac{x - 1}{2} \\\sqrt{(x - 1)\left( x^{2} - 2x - 1 \right)} \leq \dfrac{x^{2} - x - 2}{2}\\\end{matrix} \right.

\Rightarrow VT \leq \dfrac{x^{2} -3}{2}

Từ đó ta được: x^{2} - 3x + 3 \leq
\frac{x^{2} - 3}{2} \Leftrightarrow (x - 3)^{2} \leq 0 \Leftrightarrow x
= 3(TM).

Ta có: (2) \Leftrightarrow \left\lbrack
\frac{x}{2} + (y + 1)^{2} \right\rbrack + \frac{3x^{2}}{4} \geq 0 +
\frac{3.2^{2}}{4} = 3 (do x \geq
2).

Đẳng thức xảy ra khi: \left\{\begin{matrix}\dfrac{x}{2} + (y + 1) = 0 \\x = 2 \\\end{matrix} \right.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}x = 2 \\y = - 2 \\\end{matrix} \right..

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho biểu thức P = \frac{x\sqrt{x}
+ 26\sqrt{x} - 19}{x + 2\sqrt{x} - 3} - \frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x} - 1} +
\frac{\sqrt{x} - 3}{\sqrt{x} + 3} (với x \geq 0,\ x \neq 1).

a) Rút gọn biểu thức P.

b) Tìm GTNN của biểu thức P.

Bài 2: Cho biểu thức M = \frac{a +
1}{\sqrt{a}} + \frac{a\sqrt{a} - 1}{a - \sqrt{a}} + \frac{a^{2} -
a\sqrt{a} + \sqrt{a} - 1}{\sqrt{a} - a\sqrt{a}}, (với a > 0,\ \ a \neq 1).

a) Rút gọn biểu thức M.

b) Chứng minh rằng M > 4.

c) Tìm a để biểu thức N =
\frac{6}{M} nhận giá trị nguyên.

Bài 3: Cho hai biểu thức A =
\frac{7}{\sqrt{x} + 8}B =
\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x - 3}} + \frac{2\sqrt{x} - 24}{x - 9}, (với x \geq 0,\ x \neq 9).

a) Rút gọn biểu thức B.

b) Tìm tất cả các giá trị của x sao cho P
= A.B nhận giá trị nguyên.

Bài 4: Cho phương trình x^{2} - 2mx + 2m
- 2 = 0. Gọi x_{1},\ x_{2} là hai nghiệm của phương trình. Tìm GTLN của M = \frac{6\left( x_{1} + x_{2} \right)}{x_{1}^{2}
+ x_{2}^{2} + 4\left( x_{1} + x_{2} \right)}.

Bài 5: Cho phương trình: 2x^{2} + 2mx +
m^{2} - 1 = 0. Gọi x_{1},x_{2}là hai nghiệm của phương trình. Tìm GTLN của B = \left| x_{1} + x_{2}
+ 3x_{1}x_{2} \right|.

Bài 6: Cho phương trình: x^{2} - 2(m +
1)x + 2m - 3 = 0. Gọi x_{1},x_{2}là hai nghiệm của phương trình. Tìm GTLN của biểu thức: P = \left|
\frac{x_{1} + x_{2}}{x_{1} - x_{2}} \right|.

Bài 7: Giải phương trình 13\sqrt{2x^{2} -
x^{4}} + 9\sqrt{2x^{2} + x^{4}} = 32 (1)

Bài 8: Giải hệ phương trình: \left\{\begin{matrix}\dfrac{2x^{2}}{x^{2} + 1} = y \\\dfrac{2y^{2}}{y^{2} + 1} = z \\\dfrac{2z^{2}}{z^{2} + 1} = x \\\end{matrix} \right..

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️