Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

Chuyên đề Vị trí tương đối của hai đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Vị trí tương đối của hai đường tròn

Xét vị trí tương đối của hai đường tròn (O;R)(O';r) với R > r

a) Nếu R - r < OO' < R +
r thì (O)(O') cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

b) Nếu OO' = R + r thì (O)(O') tiếp xúc ngoài với nhau.

Nếu OO' = R - r thì (O)(O') tiếp xúc trong với nhau.

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

c) Nếu OO' > R + r thì (O)(O') ở ngoài nhau.

Nếu OO' < R - r thì (O) chứa (O').

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

2. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn

  • Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.
  • Tiếp tuyến chung của cả hai đường tròn không cắt đoạn nối hai tâm là tiếp tuyến chung ngoài, cắt đoạn nối tâm là tiếp tuyến chung trong.

Dạng 1: Bài toán hai đường tròn tiếp xúc nhau

Phương pháp giải

  • Vẽ đường nối tâm và chú ý rằng tiếp điểm nằm trên đường nối tâm, dùng hệ thức d = R + r hoặc d = R - r
  • Nếu cần có thể vẽ tiếp tuyến chung tại tiếp điểm.

Ví dụ: Cho đường tròn (O)(O') tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC, B nằm trên đường tròn (O), C nằm trên đường tròn (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC tại I.

a) Chứng minh \widehat{BAC} =
90^{0}.

b) Tính số đo góc OIO'.

c) Tính độ dài BC biết OA = 4cm;O'A = 9cm.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

a) Vì tiếp tuyến tại A;B của đường tròn (O) cắt nhau tại I nên IA =
IB;\widehat{BIO} = \widehat{OIA}(1)

Vì tiếp tuyến tại A;C của đường tròn (O') cắt nhau tại I nên IA =
IC;\widehat{AIO'} = \widehat{O'IC}(2)

Từ (1) và (2) suy ra IA = IB =
IC.

Xét tam giác ABCIA = IB = ICI nằm trên BC nên tam giác ABC vuông tại A.

Vậy \widehat{BAC} = 90^{0}.

b) Từ \widehat{BIA} + \widehat{AIC} =
180^{0}

\Leftrightarrow 2\widehat{OIA} +
2\widehat{AIO'} = 180^{0}

\Leftrightarrow \widehat{OIA} +
\widehat{AIO'} = 90^{0} hay \widehat{OIO'} = 90^{0}.

c) Xét tam giác vuông OIO' với AI là đường cao ta có:

IA^{2} = AO.O'A = 4.9 =
36

\Leftrightarrow AI = 6(cm)

Ta có: BBC = IB + IC = 2IA =
12(cm)

Ví dụ: Cho đường tròn (O)(O') tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB;AO'C. Gọi DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (D \in (O);E \in (O')). Gọi M là giao điểm của BDCE.

a) Tính số đo góc DAE.

b) Tứ giác ADME là hình gì?

c) Chứng minh MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

a) Xét hai tam giác cân OAD;O'CE ta có:

\frac{OD}{O'E} =
\frac{OA}{O'C}

\widehat{DOA} =
\widehat{EO'C} (góc đồng vị)

\Rightarrow \Delta OAD = \Delta
O'CE(c - g - c)

\Rightarrow \widehat{O'EC} =
\widehat{OAD}

Tam giác O'AE cân tại O' nên \widehat{O'AE} =
\widehat{O'EA}

Ta có: \widehat{AEO'} =
\widehat{O'EC} = 90^{0} \Leftrightarrow \widehat{O'AE} =
\widehat{OAD} = 90^{0}

\Leftrightarrow \widehat{DAE} = 180^{0}
- \left( \widehat{OAD} + \widehat{O'AE} \right) =
90^{0}

\Leftrightarrow \widehat{DAE} =
90^{0}

b) Vì đường tròn (O) đường kính AB đi qua ba điểm A;B;D nên AD\bot BD

Vì đường tròn (O') đường kính AC đi qua ba điểm A;C;E nên tứ giác ADMElà hình chữ nhật.

c) Vì ADME là hình chữ nhật nên \widehat{DAM} = \widehat{ADE}

Tam giác OAD cân tại O nên \widehat{DAO} = \widehat{ODA}

Ta có: \widehat{ADE} + \widehat{ODA} =
90^{0} = \widehat{DAM} + \widehat{OAD}

Suy ra MA\bot AB hay MA\bot BC

MA\bot AB tại A nên MA là tiếp tuyến của đường tròn (O).

MA\bot BC tại A nên MA là tiếp tuyến của đường tròn (O’)

Vậy MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’).

Dạng 2: Bài toán hai đường tròn cắt nhau

Phương pháp giải

Sử dụng các kiến thức sau:

  • Dùng tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
  • Dùng khái niệm đường tròn nội tiếp, bàng tiếp.
  • Dùng hệ thức lượng về cạnh và góc trong tam giác vuông.

Ví dụ: Cho đường tròn (O) đường kính AB = 25cm. Vẽ đường tròn tâm B bán kính R = 15cm, cắt đường tròn (O) tại CD.

a) Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn (B).

b) Tính độ dài AC

c) Gọi H là giao điểm của ABCD. Tính độ dài các cạnh AH;BH.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

a) Ta có: OA = OB = OC

Xét tam giác ABCOA = OB = OC nên tam giác vuông tại C.

Tức là AC\bot BC

AC cắt đường tròn (B) tại CAC\bot
BC nên AC là tiếp tuyến của đường tròn (B).

b) Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác vuông ABC ta có:

AB^{2} = AC^{2} + CB^{2} \Leftrightarrow
25^{2} = AC^{2} + 15^{2}

\Leftrightarrow AC = 20(cm)

c) Chứng minh tương tự phần a) ta có AD là tiếp tuyế của đường tròn (B)

Vì tiếp tuyến tại CD của đường tròn (B) cắt nhau tại A nên AC =
AD(*)BC = BD =
R(**)

Từ (*) và (**) suy ra AB là đường trung trực của CD.

Suy ra CD\bot AB \equiv H

Xét tam giác vuông ABC với CH là đường cao có:

AC^{2} = AH.AB \Leftrightarrow 20^{2} =
AH.25 \Leftrightarrow AH = 16(cm)

BC^{2} = BH.AB \Leftrightarrow 15^{2} =
BH.25 \Leftrightarrow BH = 9(cm)

Ví dụ: Cho đường tròn (O)(O') cắt nhau tại AB. Gọi M là trung điểm của OO'. Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AM, cắt các đường tròn (O)(O')CD. Chứng minh rằng AC = AD.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

Dựng OI\bot AC;O'J\bot
AD

Suy ra I là trung điểm của AC; J là trung điểm của AD nên AC =
2AI;AD = 2AJ

Xét tứ giác OIJO'OI//O'J (cùng vuông góc với IJ)

Ssuy ra tứ giác OIJO' là hình thang và \widehat{J} = \widehat{I} =
90^{0} nên tứ giác OIJO' là hình thang vuông

Lại có MA\bot IJ \Rightarrow
MA//OI//O'J

M là trung điểm của OO' nên A là trung điểm của IJ

Hay AI = AJ \Leftrightarrow 2AI = 2AJ
\Leftrightarrow AC = AD

Vậy AC = AD.

Dạng 3: Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn biết hệ thức giữa d;R;r và ngược lại.

Phương pháp

Sử dụng kiến thức

a) Hai đường tròn cắt nhau R - r < OO' < R +
r

b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau

  • Nếu hai đường tròn (O)(O') tiếp xúc ngoài thì OO' = R + r
  • Nếu hai đường tròn (O)(O') tiếp xúc trong thì OO' = R - r

c) Hai đường tròn không giao nhau:

  • Nếu hai đường tròn (O)(O') tiếp xúc ngoài thì OO' > R + r
  • Nếu hai đường tròn (O)(O') tiếp xúc trong thì OO' < R - r

Ví dụ: Cho hai đường tròn tâm OO' có cùng bán kính, cắt nhau tại AB. Đoạn nối tâm OO' cắt các đường tròn (O)(O') thứ tự ở CD. Tính bán kính mỗi đường tròn biết AB = 24cm;CD = 12cm.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

Gọi H là giao điểm củaABCD suy ra AH
= HB = \frac{AB}{2} = 12(cm)

Xét tam giác vuông OHB, áp dụng định lí Pythagore ta có:

OB^{2} = OH^{2} + HB^{2}

\Leftrightarrow R^{2} = (R - 6)^{2} +
12^{2}

\Leftrightarrow R = 15(cm)

Vậy R = 15cm.

Ví dụ: Cho góc vuông xOy. Các điểm A;B theo thứ tự di chuyển trên các tia Ox;Oy sao cho OB + OA = k (hằng số). Vẽ các đường tròn (A;OB)(B;OA). Chứng minh rằng hai đường tròn (A)(B) luôn cắt nhau.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

Xét tam giác OAB theo bất đẳng thức tam giác có:

|OA - OB| < AB < OA +
OB

Vậy hai đường tròn (A);(B) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt.

Ví dụ: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB và đường thẳng d tiếp xúc với nửa đường tròn tại điểm C. Gọi D;E theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của AB trên đường thẳng d.

a) Các đường tròn (A;AD)(B;BE) có vị trí như thế nào đối với nhau?

b) Chứng minh rằng AB là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính BE.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Vị trí tương đối của hai đường tròn Toán 9

a) Vì AD\bot DE;BE\bot DE nên ABED là hình thang vuông.

DE là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C nên OC\bot
DE

\Rightarrow AD//OC//BE

Mặt khác O là trung điểm của AB nên OC là đường trung bình của hình thang ABED.

Suy ra AD + BE = 2OC = AB

Vậy đường tròn (A;AD)(B;BE) tiếp xúc với nhau.

b) Dựng CH\bot AB

Ta có tam giác OBC cân tại O nên \widehat{ABC} = \widehat{OCB} (*)

OC//BE nên \widehat{OCB} = \widehat{CBE} (so le trong) (**)

Từ (*) và (**) suy ra \widehat{OBC} =
\widehat{CBE}

Xét tam giác CBHCBE ta có:

\widehat{CHB} = \widehat{CEB} =
90^{0}

BC là cạnh chung

\widehat{OBC} =
\widehat{CBE} (chứng minh trên)

Suy ra \Delta CBH = \Delta CBE (cạnh huyền – góc nhọn)

\Rightarrow CH = CE

C là tâm đường tròn đường kính DECH\bot AB;CH = \frac{1}{2}DEnên AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính DE với tiếp điểm là H.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho đường tròn tâm (O;R) đường kính AB và điểm M trên đường tròn sao cho góc \widehat{MAB} = 60^{0}. Kẻ dây MN\bot AB tại H.

a) Chứng minh AM;AN là các tiếp tuyến của đường tròn (B;BM).

b) Chứng minh MN^{2} =
4.AH.HB.

c) Chứng minh \Delta BMN là tam giác đều.

d) Tia MO cắt đường tròn (O) tại E, tia MB cắt (B) tại F. Chứng minh ba điểm N;E;F thẳng hàng.

Bài 2: Cho góc vuông xOy. Lấy các điểm I;K lần lượt trên các tia Ox;Oy. Vẽ đường tròn (I;OK) cắt tia Ox tại M (với I nằm giữa OM). Vẽ đường tròn (K;OI) cắt tia Oy tại N (với K nằm giữa ON).

a) Chứng minh hai đường tròn (I)(K) luôn cắt nhau.

b) Tiếp tuyến tại M của đường tròn (I) và tiếp tuyến tại N của đường tròn (K) cắt nhau tại C. Chứng minh tứ giác OMCN là hình vuông.

c) Gọi giao điểm của hai đường tròn (I)(K)A;B. Chứng minh ba điểm A;B;C thẳng hàng.

d) Giả sử IK theo thứ tự di động trên các tia Ox;Oy sao cho OI + OK = a (không đổi). Chứng minh rằng đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 3: Cho hai đường tròn (O;R)(O';r) với R = 12cm;r = 5cm;OO' = 13cm.

a) Chứng minh hai đường tròn (O);(O') cắt nhau tại hai điểm A;BOO' là đường trung trực của AB.

b) Chứng minh AO là tiếp tuyến của đường tròn (O';r).

c) Tính độ dài AB.

Bài 4: Cho hai đường tròn (O);(O') tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC tại B \in
(O);C \in (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC tại I.

a) Vẽ đường kính BOD;CO'E. Chứng minh các bộ ba điểm B;A;EC;A;D thẳng hàng.

b) Chứng minh S_{\Delta BAC} = S_{\Delta
DAE}.

c) Gọi K là trung điểm của DE. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp \Delta OKO' tiếp xúc với BC.

Bài 5: Cho hai đường tròn (O;R)(O';r) tiếp xúc ngoài tại A. Vẽ tiếp tuyến chung ngoài tiếp xúc với (O);(O') lần lượt tại B;C. Đường vuông góc với OO' kẻ từ A cắt BCM.

a) Tính MA theo R;r.

b) Tính diện tích tứ giác BCO'O theo R;r.

c) Tính diện tích tam giác BAC theo R;r.

d) Gọi I là trung điểm của OO'. Chứng minh rằng BC là tiếp tuyến của đường tròn (I;IM).

Bài 6: Cho hai đường tròn (O);(O') cắt nhau tại AB. Một cát tuyến qua A cắt (O) tại M, cắt (O') tại N sao cho A nằm giữa MN. Từ A vẽ các đường kính AOCAO'D.

a) Tứ giác CMND là hình gì?

b) Gọi E là trung điểm của OO'. Với MA = NA, chứng minh rằng MN là tiếp tuyến của đường tròn (E;EA).

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️