Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật hình sự
- Vi phạm pháp luật hành chính
- Vi phạm pháp luật dân sự
- Vi phạm kỉ luật
Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hàng những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỉ luật
- Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật
- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
- Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật
- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật
a. Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy người đi đường
b. Một em bé 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp hàng xóm
Trả lời:
Trường hợp b không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Vì em bé 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình
Tú (14 tuổi - học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng
Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.
Trả lời:
- Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật
- Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:
+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định
+ Vượt đèn đỏ → gây hậu quả: Ông Ba bị thương nặng
- Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:
+ Tú và gia đình phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba
+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
a. Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự
b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự
c. Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
d. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.
đ. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính
e. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Trả lời:
- Ý kiến đúng: c, e
- Ý kiến sai: a, b, d, đ
Trả lời:
- Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật
- Giống nhau:
+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương
+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra
- Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
# Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện
# Lương tâm cắn rứt
+ Trách nhiệm pháp lí
# Bắt buộc thực hiện
# Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước
Ông A và ông B là hàng xóm của nhau. Có một lần giữa hai ông xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ. Trong lúc lời qua tiếng lại, ông A đe dọa giết chết ông B. Ông B cho rằng hành vi đe dọa của ông A là vi phạm pháp luật hình sự. Do đó ông đã viết đơn tố cao hành vi của ông A với cơ quan công an. Ông A phản đối đơn tố cáo của ông B vì cho rằng mình mới đe dọa chứ chưa hành động và gây hậu quả, do đó ông không có tội.
Em đồng ý với lập luận của ông A hay ông B? Tại sao?
Trả lời:
Đồng ý với cách lập luận của ông B vì hành vi đe dọa giết người của ông A là vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người là một hành vi nguy hiểm đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Bạn Hưng thường xuyên trốn học, bỏ tiết đi chơi điện tử. Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn An - lớp trưởng kết luận: Việc bạn Hưng thường xuyên trốn học, bỏ tiết để đi chơi điện tử là vi phạm hành chính và bạn Hưng phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà trường.
Theo em, kết luận của bạn An có đúng hay không? Tại sao?
Trả lời:
Kết luận của bạn An không đúng vì hành vi thường xuyên trốn học, bỏ tiết đi chơi điện tử của bạn Hưng là vi phạm kỉ luật, do đó chỉ có thể áp dụng trách nhiệm kỉ luật với bạn Hưng