Luyện tập Sử dụng bản đồ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm

    Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được

    Hướng dẫn:

    Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi,…

  • Câu 2: Vận dụng
    Chiều dài của Việt Nam

    Việt Nam trải dài trên 15o vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1o có giá trị trung bình là 111,1 km?

    Hướng dẫn:

    Chiều dài thực tế của Việt Nam = 15° × 111,1 = 1666,5 km.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Phương pháp thể hiện sự di cư theo mùa của một số loài chim

    Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,…

  • Câu 4: Thông hiểu
    Thiết bị bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu

    Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?

    Hướng dẫn:

    Vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

  • Câu 5: Nhận biết
    Sử dụng bản đồ

    Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ

    Hướng dẫn:

    Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần các đối tượng địa lí được thể hiện ở chú giải và hiểu về các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phương pháp thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông

    Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp

    Hướng dẫn:

    - Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,…

    → Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp kí hiệu.

  • Câu 7: Nhận biết
    Dạng kí hiệu không thuộc phương pháp kí hiệu

    Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

    Hướng dẫn:

    Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu (dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học).

  • Câu 8: Nhận biết
    Phát biểu không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu

    Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?

    Hướng dẫn:

    Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí. Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. 

  • Câu 9: Thông hiểu
    Phương pháp thể hiện các trung tâm công nghiệp

    Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp…

    → Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu (cụ thể là dạng kí hiệu dạng hình học).

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính độ dài thực tế ứng với 3 cm trên bản đồ

    Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?

    Hướng dẫn:

    - Công thức: Khoảng cách thực tế = tỉ lệ bản đồ × khoảng cách đo trên bản đồ (đơn vị: cm).

    - Áp dụng công thức: Khoảng cách thực tế = 300 000 × 3 = 900 000cm = 9 km.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Phương pháp phân biệt vùng phân bố của một dân tộc

    Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

    - Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,…

    → Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp khoanh vùng.

  • Câu 12: Nhận biết
    Phương pháp khoanh vùng

    Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết

    Hướng dẫn:

    Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

    → Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp khoanh vùng.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Phương pháp thể hiện các tuyến giao thông đường biển

    Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư, các tuyến giao thông đường biển,…

  • Câu 14: Nhận biết
    Phương pháp kí hiệu

    Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng

    Hướng dẫn:

    Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, nhà ga, điểm dân cư,…

  • Câu 15: Nhận biết
    Viết tắt của hệ thống định vị toàn cầu

    Hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là

    Hướng dẫn:

    GPS (viết tắt của Global Positioning System) hay hệ thống định vị toàn cầu là hệ thống xác định vị trí của bất kì đối tượng nào trên bề mặt Trái Đất thông qua hệ thống vệ tinh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo