Luyện tập Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Ý không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực

    Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân sinh ra nội lực?

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân của nội lực chủ yếu do nguồn năng lượng từ quá trình phân hủy các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trong lực và các phản ứng hóa học, ... xảy ra bên trong Trái Đất.

  • Câu 2: Nhận biết
    Dạng địa hình không sinh ra do hiện tượng đứt gãy

    Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Địa hình nếp uốn sinh ra hiện tượng nén ép.

  • Câu 3: Nhận biết
    Địa luỹ sinh ra

    Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

    Hướng dẫn:

    Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống.

  • Câu 4: Vận dụng
    Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển

    Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của

    Hướng dẫn:

    Lãnh thổ Hà Lan trước đây là bộ phận đất liền với 3 mặt được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương.

    ⇒ Vận động kiến tạo đã làm hạ thấp địa hình của đất nước này ⇒ làm cho nước biển dâng cao và nhấn chìm phần lớn lãnh thổ Hà Lan (hiện tượng biển tiến).

    ⇒ Như vậy, phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của vận động nâng lên, hạ xuống.

  • Câu 5: Nhận biết
    Nơi thường diễn ra hiện tượng động đất, núi lửa

    Hiện tượng động đất, núi lửa thường xảy ra ở

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng động đất, núi lửa thường xảy ra ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

  • Câu 6: Nhận biết
    Phương hình thành các lớp đá bị đứt gãy

    Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương

    Hướng dẫn:

    Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng). Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

  • Câu 7: Nhận biết
    Chiều dày của thạch quyển so với vỏ Trái Đất

    So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển

    Hướng dẫn:

    So với vỏ Trái Đất, chiều dày của thạch quyển dày hơn.

  • Câu 8: Nhận biết
    Nguồn gốc của nội lực

    Nội lực là lực phát sinh từ đâu?

    Hướng dẫn:

    Nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất.

  • Câu 9: Nhận biết
    Địa hào sinh ra

    Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

    Hướng dẫn:

    Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống.

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tác động của nội lực đến địa hình nước ta

    Cho biết đâu là tác động của nội lực đến địa hình nước ta?

    Hướng dẫn:

    Do chịu tác động của vận động tạo núi An-pơ – Hima-lay-a, địa hình nước ta được nâng cao trẻ hóa, cường độ nâng lên mạnh nhất ở khu vực Tây Bắc.

    ⇒ Địa hình có tính phân bậc và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (khu vực Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước).

  • Câu 11: Vận dụng
    Sông ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo

    Sông nào sau đây ở Việt Nam chảy trên một đứt gãy kiến tạo?

    Hướng dẫn:

    Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km → Ở Việt Nam, sông Hồng chảy trên một đứt gãy kiến tạo.

  • Câu 12: Vận dụng
    Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng

    Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

    Hướng dẫn:

    Vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên, hạ xuống) của vỏ trái đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài ⇒ kết quả gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái

    - Ở nơi địa hình được nâng lên cao → mực nước biển hạ thấp → biển thoái.

    - Ở nơi địa hình hạ thấp → mực nước biển dâng cao → biển tiến.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Nhận định đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích

    Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

    Hướng dẫn:

    Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới 15 km.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Phát biểu không đúng với vận động nội lực

    Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?

    Hướng dẫn:

    Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở chỗ này và tách dãn ở chỗ khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy, sinh ra những địa luỹ, địa hào và hiện tượng động đất, núi lửa,…

  • Câu 15: Nhận biết
    Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti

    Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là

    Hướng dẫn:

    Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là thạch quyển.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (60%):
    2/3
  • Thông hiểu (13%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 21 lượt xem
Sắp xếp theo