Luyện tập Khí áp, gió và mưa

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Các loại gió có phạm vi địa phương

    Các loại nào gió sau đây có phạm vi địa phương?

    Hướng dẫn:

    - Các loại gió thổi thường xuyên (gió hành tinh) trên Trái Đất là: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió mùa.

    - Các loại gió địa phương trên Trái Đất là: gió đất, gió biển, gió phơn, gió núi – thung lũng.

  • Câu 2: Nhận biết
    Khái niệm khí áp

    Khí áp là sức nén của

    Hướng dẫn:

    Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất. Tuỳ theo tình trạng của không khí mà tỉ trọng không khí thay đổi, làm cho khí áp cũng thay đổi theo.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Gió thường gây mưa cho khu vực Đông Nam Á

    Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?

    Hướng dẫn:

    Gió Tín phong bán cầu Nam sau khi vượt qua xích đạo trở thành gió Tây Nam (do tác động của lực Coriolit) do di chuyển trên quãng đường dài, mang theo lượng hơi ẩm lớn nên thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam

  • Câu 4: Nhận biết
    Khái niệm frông khí quyển

    Frông khí quyển là

    Hướng dẫn:

    Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tính chất của gió Mậu Dịch

    Tính chất của gió Mậu dịch là gì?

    Hướng dẫn:

    Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chất của gió nói chung là khô.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phát biểu không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất

    Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

    Hướng dẫn:

    Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. Ở vùng xích đạo mưa nhiều nhất. Ở hai vùng chí tuyến mưa tương đối ít. Ở hai vùng ôn đới mưa tương đối nhiều. Càng về gần cực, mưa càng ít.

  • Câu 7: Nhận biết
    Phát biểu đúng với sự thay đổi của khí áp

    Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp?

    Hướng dẫn:

     Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nên của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.

  • Câu 8: Vận dụng
    Độ cao của địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa

    Độ cao của địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao. Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều nên ở các sườn núi cao hoặc đỉnh núi thường ít mưa.

    Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Phát biểu không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất

    Phát biểu nào sau đây không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất?

    Hướng dẫn:

    Sự hình thành các đai áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

    Các đai áp hình thành do nhiệt lực là: cực và xích đạo; các đai áp hình thành do động lực là: ôn đới và chí tuyến.

  • Câu 10: Nhận biết
    Gió Tây ôn đới thổi quanh năm

    Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng nào?

    Hướng dẫn:

    Gió Tây ôn đới là gió thổi quanh năm từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ôn đới theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam và thường có độ ẩm cao, gây mưa.

  • Câu 11: Nhận biết
    Đặc điểm của gió mùa

    Đặc điểm của gió mùa là

    Hướng dẫn:

    Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng (Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền) và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định nguyên nhân

    Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa?

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa là do giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa (Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn).

  • Câu 13: Vận dụng
    Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít

    Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

    Hướng dẫn:

    Ở vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do các khu khí áp cao hoạt động quanh năm ở đây (Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa).

  • Câu 14: Thông hiểu
    Gió đất có cường độ mạnh nhất

    Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng

    Hướng dẫn:

    Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng lúc gần sáng; còn gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng đầu buổi chiều.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhân tố thường gây ra mưa nhiều

    Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?

    Hướng dẫn:

    Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (47%):
    2/3
  • Thông hiểu (40%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 88 lượt xem
Sắp xếp theo