Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

1. Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn

- Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu, nếu tiết diện dây tăng bao nhiêu lần thì điện trở của nó giảm bấy nhiêu lần.

- Công thức tính điện trở suất của một vật liệu: 

S=\pi.R^2=\pi.\dfrac{d^2}{4}

\Rightarrow Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của nó

\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}

- Ý nghĩa của điện trở suất: Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện 1m^2. Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

Ta có: 

+ Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1}{l_2}

+ Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}

\Rightarrow Hai dây dẫn cùng chất liệu: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1.S_2}{l_2.S_1}

2. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

- Điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện tỉ lệ thuận với điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.

3. Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

R=\rho .\dfrac{l}{S}

Trong đó:

+ l là chiều dài dây dẫn (m)

+ S là tiết diện dây dẫn (m^2)

+ \rho là điện trở suất (\Omega )

+ R là điện trở (\Omega)

  • 5.010 lượt xem
Sắp xếp theo