Luyện tập Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 19 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 19 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?

    Hướng dẫn:

     Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

    + Tiền đề từ những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

    + Những nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người

    + Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

    + Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới

    + Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên.

    + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa.

  • Câu 2: Nhận biết
    Nội dung không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • Câu 3: Nhận biết
    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

    Hướng dẫn:

    Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (Cách mạng kĩ thuật số) diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

  • Câu 4: Nhận biết
    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba khởi đầu tại quốc gia

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào?

    Hướng dẫn:

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào nửa sau thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó nhanh chóng phát triển ở các nước khác, như: Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,…

  • Câu 5: Nhận biết
    Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

    Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là

    Hướng dẫn:

    Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là máy tính điện tử

  • Câu 6: Nhận biết
    World Wide Web (WWW) là phát minh của

    World Wide Web (WWW) là phát minh của ai?

    Hướng dẫn:

     World Wide Web (WWW) là phát minh của Tim Béc-nơ-ly

  • Câu 7: Nhận biết
    Phát minh không phải thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

    Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

    Hướng dẫn:

     Động cơ điện là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

  • Câu 8: Nhận biết
    Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào?

    Hướng dẫn:

     Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

    + Kế thừa thành tựu rực rỡ từ 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước.

    + Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.

    + Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.

    + Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,… đặt ra những yêu cầu mới.

  • Câu 9: Nhận biết
    Nội dung không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

    Hướng dẫn:

     Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

    + Kế thừa thành tựu rực rỡ từ 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước.

    + Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.

    + Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.

    + Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,… đặt ra những yêu cầu mới.

  • Câu 10: Nhận biết
    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ

    Hướng dẫn:

     Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn

  • Câu 11: Nhận biết
    Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc điểm cơ bản là

    Hướng dẫn:

     Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

  • Câu 12: Nhận biết
    Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là

    Hướng dẫn:

     Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data).

  • Câu 13: Nhận biết
    Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân

    Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân là

    Hướng dẫn:

     Sô-phi-a là một rô-bốt được chế tạo và thiết kế năm 2015 mang hình dáng giống con người. Ngày 25-10-2017, Sô-phi-a là rô-bốt đầu tiên được Chính phủ Ả-rập Xê-út cấp quyền công dân như con người. Đây là sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại.

  • Câu 14: Nhận biết
    Phát minh không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

    Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

    Hướng dẫn:

     Máy bay là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

  • Câu 15: Nhận biết
    Ý nghĩa cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại

    Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

    Hướng dẫn:

    - Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp hiện đại:

    + Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao mà không có sự tham gia của con người.

    + Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

    + Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin

    + Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới

     

  • Câu 16: Nhận biết
    Nội dung không phản ánh đúng những trụ cột chính của toàn cầu hóa

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những trụ cột chính của toàn cầu hóa?

    Hướng dẫn:

    - Những trụ cột chính của toàn cầu hóa:

    + Mạng lưới thông tin toàn cầu

    + Mạng lưới hệ thống siêu thị toàn cầu

    + Mạng lưới và hệ thống trụ sở lao động toàn cầu.

    + Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.

    + Vai trò và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

  • Câu 17: Nhận biết
    Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại

    Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?

    Hướng dẫn:

    - Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đối với xã hội

    + Dẫn tới sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại

    + Các cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều hơn

    + Làm tăng khoảng cách giàu - nghèo ở các nước, làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của các cộng đồng.

  • Câu 18: Nhận biết
    Nội dung phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp

    Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với đời sống văn hóa?

    Hướng dẫn:

    - Tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đối với văn hóa:

    + Mở rộng giao lưu và quan hệ giữa con người với con người

    + Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn

    + Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất

    + Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.

  • Câu 19: Nhận biết
    Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại

    Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại có tác động tiêu cực nào đối với đời sống văn hóa?

    Hướng dẫn:

    - Tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại đối với văn hóa:

    + Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như: máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống Internet…

    + Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”

    + Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống

    + Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (100%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 167 lượt xem
Sắp xếp theo