Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức bài 13

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Tính giá trị nhỏ nhất của tần số

    Người ta tạo sóng dừng trên một sợi dây căng giữa 2 điểm cố định. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 525 Hz600 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    \left\{ \begin{gathered}  {f_1} = n{f_0} = 525 \hfill \\  {f_2} = \left( {n + 1} ight){f_0} = 600 \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Rightarrow n = 7 \Rightarrow {f_0} = 75\left( {Hz} ight)

  • Câu 2: Nhận biết
    Tìm điều kiện chiều dài dây

    Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Để có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thỏa mãn điều kiện là (với k = 1, 2, 3, ...)

    Hướng dẫn:

    Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng hay L = k.\frac{\lambda }{2}.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định số nút trên đoạn dây AB

    Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 0,6 cm. Trên dây có hai điểm AB cách nhau 2,05 cm, tại A là một bụng sóng. Số nút sóng trên đoạn dây AB là:

    Hướng dẫn:

    Ta có: AB = 2,05 = 3\lambda  + 0,25

    Vì A là một bụng sóng nên trong khoảng 3\lambda có 6 nút sóng 

    Khoảng cách từ bụng đến nút gần nhất là \frac{\lambda }{4}

    0,25 > \frac{\lambda }{4} suy ra trong khoảng 0,25cm có thêm một nút sóng nữa.

    Vậy có tất cả 7 nút sóng thỏa mãn yêu cầu đề bài.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm đặc điểm biên độ tại M và N

    Một sợi dây dài 2L được kéo căng hai đầu cố định A và B. Kích thích để trên dây có sóng dừng ngoài hai đầu là hai nút chỉ còn điểm chính giữa C của sợi dây là nút, M và N là hai điểm trên dây đối xứng nhau qua C. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ:

    Hướng dẫn:

    Theo đề bài thì trên dây chỉ có hai bó sóng, hai điểm M, N nằm ở hai bó sóng khác nhau nên sẽ dao động ngược pha nhau (mọi điểm trên cùng một bó sóng của sóng dừng sẽ luôn dao động cùng pha).

    Chúng lại đối xứng qua nút nên lại cùng biên độ.

  • Câu 5: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là:

    Hướng dẫn:

    Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp cách nhau một nửa bước sóng (\frac{\lambda }{2}).

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định số nút và số bụng trên dây

    Trên một dây có sóng dừng mà các tần số trên dây theo quy luật: f_1:f_2:f_3:..:f_n = 1:2:3:..:n. Số nút và số bụng trên dây là:

    Hướng dẫn:

    Với quy luật f_1:f_2:f_3:..:f_n = 1:2:3:..:n suy ra sóng dừng trên dây có hai đầu cố định

    => Số nút bằng số bụng cộng 1.

  • Câu 7: Nhận biết
    Hoàn thành mệnh đề

    Trên sợi dây căng theo phương thẳng đứng hai đầu cố định, sau đó kích thích để có sóng dừng thì:

    Hướng dẫn:

    Trên sợi dây 2 đầu cố định đang có sóng dừng nếu thả tự do đầu dưới thì sóng dừng không ổn định.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Chọn phương án chính xác nhất

    Trên một sợi dây dài 30 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trên dây có tất cả 2 điểm M, N luôn dao động với biên độ cực đại là 2 cm. Chọn phương án chính xác nhất.

    Hướng dẫn:

    Hình vẽ minh họa 

    Sóng dừng

    Trên dây chỉ có hai điểm M, N dao động cực đại nên có hai bụng sóng suy ra k=2

    L = k\frac{\lambda }{2} \Rightarrow \lambda  = 30\left( {cm} ight)

    Vì M, N dao động ngược pha nhau nên:

    MN ngắn nhất khi cùng ở vị trí cân bằng

    M{N_{\min }} = \frac{\lambda }{2} = 15\left( {cm} ight)

    MN dài nhất khi M, N ở vị trí bụng

    M{N_{\max }} = \sqrt {{{15}^2} + {4^2}}  = 15,52\left( {cm} ight)

    Vậy 15 cm ≤ MN < 15,6 cm là đáp án cần tìm.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chọn đáp án đúng

    Các tần số có thể tạo sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định theo thứ tự tăng dần là f_1, f_2, f_3, f_4,…. Tỉ số hai tần số liên tiếp bằng tỉ số:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \left\{ \begin{gathered}  {f_1} = k{f_0} \hfill \\  {f_2} = \left( {k + 1} ight){f_0} \hfill \\  {f_3} = \left( {k + 2} ight){f_0} \hfill \\  {f_4} = \left( {k + 3} ight){f_0} \hfill \\  .... \hfill \\ \end{gathered}  ight. \Rightarrow \frac{{{f_2}}}{{{f_1}}} = \frac{{k + 1}}{k}

    Suy ra tỉ số 2 tầ số liên tiếp nhau chính bằng tỉ số hai số nguyên liên tiếp.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính tốc độ truyền sóng trên dây

    Trên một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp là: AB = \frac{\lambda }{4} = 18 \Rightarrow \lambda  = 18.4 = 72\left( {cm} ight)

    AM = AB - MB = 18 - 12 = 6\left( {cm} ight)

    Khi đó biên độ tại điểm M là: {A_M} = A.\sin \frac{{2\pi d}}{\lambda } = A.\sin \frac{{2\pi .6}}{{72}} = \frac{A}{2} (với A là biên độ của bụng sóng)

    Vận tốc cực đại của phần tử tại M là: {v_{M\max }} = {A_B}.\omega  = \frac{{A.\omega }}{2}

    Vận tốc cực đại của phần tử tại B là: {v_{B\max }} = {A_B}.\omega  = A.\omega

    Theo bài ra ta có:

    Sóng dừng

    Từ mô tả hình vẽ ta suy ra \Delta t = 4.\frac{T}{{12}} = \frac{T}{3} = 0,1 \Rightarrow T = 0,3\left( s ight)

    Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là:

    v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{72}}{{0,3}} = 240\left( {cm/s} ight) = 2,4\left( {m/s} ight)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (70%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 65 lượt xem
Sắp xếp theo