Bài học: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy Địa lí 10 sách cánh diều.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau.
![]() |
Ba trụ cột chính của phát triển bền vững |
⇒ Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường sống lành mạnh.
- Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Theo Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng tập trung vào phát triển kinh tế bền vững với môi trường để thúc đẩy sự phát triển cac-bon thấp và tiến bộ xã hội.
a. Biểu hiện của tăng trưởng xanh
- Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ (vận tải, thương mại).
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, vật liệu thay thế, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao để tăng năng suất lao động, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng khoa học và kĩ thuật nông nghiệp hiện đại để có năng suất và hiệu quả cao.
- Kết hợp lối sống truyền thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại.
- Đô thị hóa bền vững gồm xử lí rác thải, chất thải; duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn.
b. Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, công nghiệp và lối sống
- Áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ nhằm duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận.
- Giảm dần các yếu tố tác động tiêu cực và phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái như: đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
- Giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.
- Sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.
- Đổi mới trang thiết bị kĩ thuật làm tăng năng suất lao động; chế tạo, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.
- Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
- Tiết kiệm nước.
- Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Tiết kiệm năng lượng trong nhà.
- Không sử dụng túi ni-lông và đồ dùng một lần.