Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

  • Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
  • Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:
    • Ngành nông nghiệp:
      • Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
      • Trong trồng trọt: Giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)
    • Ngành công nghiệp – xây dựng:
      • Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
      • Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
    • Ngành dịch vụ - du lịch: Kết cấu hạ tầng, đô thị phát triển nhanh, nhiều loại dịch vụ mới ra đời như: Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ...

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

  • Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
  • Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng
  • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

  • Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp.
  • Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn...
  • Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
    • VKT trọng điểm phía Bắc.
    • VKT trọng điểm miền Trung.
    • VKT trọng điểm phía Nam.
  • 25.187 lượt xem
Sắp xếp theo