Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Đông dân:
- Theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/2009 dân số nước ta là: 85.789.537 người. Đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển kinh tế, giải quyết việc làm...
- Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a. Dân số còn tăng nhanh:
- Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
- Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số: tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt.
b. Cơ cấu dân số trẻ:
- Trong độ tuổi lao động chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo.
- Khó khăn sắp xếp việc làm.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Đồng bằng tập trung 75% dân số.
- (Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2); miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km2).
- Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
- Nguyên nhân:
- Điều kiện tự nhiên.
- Lịch sử định cư.
- Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.