- Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bị mất hết thuộc địa.
- Đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, bị Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
- Thất nghiệp trầm trọng, lương thực và hàng hoá tiêu dùng thiếu thốn gay gắt, lạm phát với tốc độ phi mã, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1949.
- Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm đóng.
- Quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng Nhật Bản đã không cai quản trực tiếp mà thông qua hộ máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng.
Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt cải cách dân chủ được tiến hành:
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
+ Giải giáp các lực lượng vũ trang.
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn.
+ Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ
⇒ Nước Nhật đã có một chuyển biến lớn sâu sắc, từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ.
⇒ Nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).
- Từ năm 1945-1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp, sản lượng công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh.
- Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6-1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX.
- Trong những năm 1960- 1973. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới.
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15% nhưng những năm 1961 – 1970 là 13,5%
- Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.
* Nguyên nhân kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ”:
- Khách quan:
+ Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới
+ Những thành tựu của Cách mạng khoa học-kĩ thuật.
- Chủ quan:
+ Vai trò của Nhà nước:
- Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản được đánh-giá là “Trái tim của sự thành công Nhật Bản".
- Những cải cách dân chủ tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Con người Nhật Bản: Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao là:
- Cần cù lao động và có tình yêu với thiên nhiên.
- Biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó để phục vụ mình.
- Tính kỷ luật và có ý thức rõ ràng và nghĩa vụ, bổn phận.
- Trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín.
- Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự.
- Tiết kiệm và biết lo xa.
+ Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cách mạng có năng lực, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
Nguyên nhân:
+ Hầu hết nguyên liệu, năng lượng phải nhập từ nước ngoài.
+ Sự chèn ép cạnh tranh của Mĩ và nhiều nước khác.
- Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
- Đảng Cộng sản cùng nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ khác phát triển.
- Từ năm 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) lên cầm quyền ở Nhật.
- Từ năm 1993, Đảng Dân chủ tự do mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ cho các lực lượng đối lập.
- Với “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” (1951), Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới “cái ô hạt nhân” của Mĩ, nhất là trong thời kì “chiến tranh lạnh”.
- Tìm mọi cách xâm nhập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng việc thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.
- Sau “chiến tranh lạnh”, từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã giành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ cái hình ảnh thế giới thường nói về Nhật Bản - “một người khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chế lùn về chính trị”.