*Tình hình Liên Xô sau Chiến tranh:
- Sau Chiến tranh tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chịu những tổn thất nặng nề về người và của, làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.
- Khó khăn:
Chịu hậu quả nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
Các nước đế quốc phát động “Chiến tranh lạnh” bao vây kinh tế, cô lập về chính trị... chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Thuận lợi:
⇒ Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950).
*Thành tựu:
Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.
Đến năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.
Đời sống nhân dân được cải thiện.
Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Hoàn cảnh lịch sử:
Luôn bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.
Phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng, để bảo vệ an ninh và thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Phương hướng chính của các kế hoạch lần thứ năm (1951 – 1955), lần thứ sáu (1956 – 1960) và kế hoạch 7 năm (1959 – 1965) là:
Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
- Những thành tựu cơ bản:
+ Kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Giữa thập niên 70 chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Khoa học-kĩ thuật:
+ Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô được coi là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.
Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh:
- Trong thời kì 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ:
⇒ Lịch sử các nước Đông Âu đã sang một trang mới.
Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nhiệm vụ:
+ Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.
+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thực hợp tác xã, tiến hành công nghiệp hóa.
+ Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Thành tựu:
+ Tới đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công – nông nghiệp.
+ Bộ mặt đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc.
- Những cơ sở để hình thành sự hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác- Lê-nin làm nền tảng tư tưởng.
Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Với sự ra đời của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) năm 1949 và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955) đã hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va: là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới.