Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử

1. Giai đoạn 1919- 1930

- Cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có hệ thống hơn lần thứ nhất.

- Xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa.

- Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Chấm dứt khủng hoảng về lãnh đạo của phong trào cách mạng Việt Nam.

2. Giai đoạn 1930-1945

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Việt Nam không ngừng tiến lên qua các giai đoạn (1930-1931, 1932-1935,1936-1939, 1939-1945) dẫn tới Cách mạng tháng Tám.

+ Cao trào 1930-1931 là cuộc diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945.

+ Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một thời kì đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống bọn phản động thuộc địa và tay sai đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình. Đây là cuộc diễn tập thứ hai cho Cách mạng tháng Tám.

+ Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ -> 9/1940 Nhật vào xâm lược Đông Dương -> Đảng lãnh đạo - chuẩn bị thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa.

+ Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Đảng đã chuyển hướng mau lẹ -> cao trào kháng Nhật, cứu nước.

+ Tháng 8-1945, khi quân đồng minh đánh bại phát xít Nhật, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

3. Giai đoạn 1945-1954

- Sau Cách mạng tháng Tám, ta gặp nhiều khó khăn. Đảng đã lãnh đạo chống “thù trong” “giặc ngoài”.

- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954. Kết thúc 9 năm chống Pháp và chứng minh chân lí thời đại ngày nay: Một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu biết đoàn kết chiến đấu theo đường lối cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kì tên đế quốc to lớn nào.

4. Giai đoạn 1954-1975

- Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

- Đảng đề ra đường lối: Giương cao hai ngọn cờ độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng CNXH và chống Mĩ cứu nước của dân tộc đạt được nhiều thành tựu về nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế.

- Khó khăn thách thức còn nhiều, song Đảng đã chọn con đường đi đúng và có những biện pháp thích hợp.

5. Giai đoạn 1975 đến nay

- Sau đại thắng Xuân 1975, Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước tiến lên CNXH.

- Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, V, VI, VII, VIII, IX của Đảng, đặc biệt là từ Đại hội lần thứ VI (12-1986) đã ra đường lối đổi mới đi lên CNXH thắng lợi.

- Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước ta, kỉ nguyên của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo của Đảng qua các giai đoạn trên là nguyên nhân hàng đầu, quyết định thắng lợi cách mạng.

- Truyền thống, sức mạnh đoàn kết dân tộc được phát huy qua các thời kì.

2. Bài học kinh nghiệm

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc, và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.

- Không ngừng tăng cường, củng cố khối đại kết toàn Đảng toàn dân, dân tộc và đoàn kết quốc tế.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

3. Phương hướng đi lên

Xây dựng chủ nghĩa xã hội do nhân dân làm chủ, nhà nước là của nhân dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

  • 1.313 lượt xem
Sắp xếp theo