Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liêng bang Xô Viết

- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị - xã hội. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại sự phát triển của đất nước.

Đầu những năm 80, Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện:

Kinh tế:

- Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút.

- Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.

Chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.

⇒ Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện.

- Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và đề ra đường lối cải cách năm 1985.

- Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:

  • Về chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một Đảng.
  • Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thục tế chưa thực hiện được.

Thực chất:

+ Từ bỏ, phá vỡ chủ nghĩa xã hội.

+ Làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội.

- Cuộc đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp ngày 19-8-1991 thất bại, đưa lại hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Xô Viết, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Nhà nước liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi tách khỏi liên bang.

+ 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô Viết tan rã.
(Đó là Liên bang Nga và các nước cộng hoà U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc- xtan, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Tát-gi-ki-xtan)

- Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

- Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị; bắt đầu từ Ba Lan rồi lan sang các nước Đông Âu. Cuối năm 1988, khủng hoảng ở Đông Âu lên tới đỉnh cao, các cuộc mít tinh, biểu tình ở các nước diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị,…

  • Những nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng.
  • Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.

- Kết quả: Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Cuối năm 1989 chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hầu hết ở Đông Âu.

Nhận xét:

- Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

- Đây là một tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

  • 27.215 lượt xem
Sắp xếp theo