Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám

1. Khó khăn:

Sau khi ra đời, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo, như “ngàn cân treo sợi tóc", phải đối phó với 3 mối đe dọa lớn:

- Ngoại xâm:

+ Phía Bắc: quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách

+ Phía Nam: thực dân Pháp (được đế quốc Anh giúp đỡ) trở lại xâm lược.

- Nội phản: bọn tay sai Trung Hoa Dân Quốc (Việt Quốc, Việt Cách), các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam (Đại Việt, Tơrôxkit) bọn phản động trong các giáo phái... chống phá cách mạng, cướp chính quyền ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, gây các vụ cướp bóc, giết người làm cho xã hội mất an ninh.

- Nạn đói, nạn dốt và tài chính khô kiệt:

+ Hậu quả nghiêm trọng của nạn đói vẫn đe doạ,  lũ lụt, hạn hán, kéo dài, đất đai không thể canh tác.

+ Nạn dốt: trên 90% người dân trong nước mù chữ, tệ nạn xã hội vẫn còn phổ biến.

+ Tài chính: ngân quỹ trống rỗng do ta chưa kiểm soat được ngân hàng Đông Dương, giá cả tăng vọt...

2. Thuận lợi

Những thuận lợi cơ bản tạo điều kiện cho chính quyền nhân dân vượt được khó khăn để tồn tại:

- Có Đảng và Bác Hồ.

 - Ta đã giành được chính quyền, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước.

- Nhân dân lao động phấn khởi, gắn bó với cách mạng.

- So sánh lực lượng trên thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng, với khí thế thắng lợi của cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã trưởng thành và vững vàng hơn trong đấu tranh

II. Bước đầu xây dựng chế độ mới

- Ngày 8/9/1945, Chính phủ Lâm thời tuyên bố lệnh Tổng tyển cử trong cả nước.

- Ngày 6/1/1945, hơn 90% cử tri trong cả nước đã đi bầu những đại biểu đầu tiên.

- Ngày 6/1/1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

- Ngày 2-3-1946: Quốc hội họp phiên đầu tiên, Ban hành dự thảo Hiến pháp, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

- Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân ở Trung và Bắc Bộ được kiện toàn từ tỉnh đến xã đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

- Ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập để tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân.

III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

1. Giải quyết nạn đói: 

- Biện pháp cấp thời: Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kêu gọi tiết kiệm, “nhường cơm sẻ áo”, tổ chức “ngày đồng tâm" để có thêm gạo cứu đói.

- Biện pháp lâu dài: đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng cho nông dân nghèo, giảm tô 25%, bỏ các thứ thuế vô lí…

2. Giải quyết nạn dốt:

- Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ.

- Phong trào xóa nạn mù chữ, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.

3. Giải quyết khó khăn về tài chính

- Kêu gọi sự đóng góp của nhân dân.

- Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.

- Ngày 31-1-1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

 - Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước.

IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

- Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá, tập kích quân Pháp...

- Quân Pháp được tăng viện, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.

- Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

- Sách lược đấu tranh của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai: hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiện và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo, đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai. Bằng cách:

+ Cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.

+ Cho Tưởng một số quyền lợi trước mắt về kinh tế.

- Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.

VI. Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và tam ước Việt - Pháp (14-9-1946)

1. Hoàn cảnh:

- Pháp muốn mở rộng chiến tranh nhằm thôn tính cả nước ta, chúng đàm phán với Tưởng Giới Thạch để thay thế quân Tưởng chiếm đóng miền Bắc Việt Nam. Pháp sẽ nhượng lại cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc.

⇒ Hiệp ước Hoa-Pháp được ký ngày 28-2-1946.

Hiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường:

- Khẩn trương cầm vũ khí chống Pháp.

- Chủ động đàm phán với Pháp để loại trừ quân Tưởng. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

- Trước tình hình đó, ta chọn con đường thứ hai. Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

2. Nội dung Hiệp định

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do.

- Chính phủ ta cho quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật.

- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ

3. Ý nghĩa:

- Giúp ta loại trừ bớt kẻ thù, tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.

- Có thêm thời gian củng cố lực lượng.

4. Tình hình sau khi kí Hiệp định Sơ bộ

- Ta: tranh thủ củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập Liên Việt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang.

- Pháp: vẫn gây xung đột ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, tăng cường khiêu khích, làm thất bại cuộc đàm phán ở Phông-ten-nơ-blô (Pháp).

- Ngày 14-9-1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng hộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hoá ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta biết chắc chắn nhất định sẽ nổ ra.

  • 34.900 lượt xem
Sắp xếp theo