- Phong trào công nhân, nông dân và tiểu tư sản phát triển đã kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước:
+ 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.
+ Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập biểu hiện ở đấu tranh mang tính thống nhất, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên rõ rệt, bước đầu có sự liên kết giữa các ngành, các địa phương.
- Phong trào nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân khác cũng phát triển, kết thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.
- Ra đời trong phong trào yêu nước dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.
- Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và một số từ chính trị ở Bắc Kì lập ra.
- Sau nhiều lần đổi tên lấy tên, đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Thành phần: những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
+ Khi mới thành lập, là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt.
+ Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
+ Nội bộ Tân Việt đã phân hoá thành hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng cải lương (đứng trên lập trường quốc gia tư sản).
- Khuynh hướng vô sản.
+ Những đảng viên tích cực nhất của Tân Việt đã họp lại, chuẩn bị thành lập một đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
⇒ Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.
+ Các trào lưu tư tưởng bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Sự ra đời:
+ Cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã.
+ Thành lập ngày 25 – 12 – 1927 do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập.
- Xu hướng chính trị: theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì.v
- Mục tiêu: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
- Thành phần: sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả,địa chủ ở nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
- Nguyên nhân:
+ Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.
+ Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.
- Diễn biến:
+ Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.
+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.
+ Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.
Các Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái
- Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Về khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.
+ Về chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.
- Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.
Cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới.
+ Trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hình thành tổ chức cộng sản:
- Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6-1929).
- An Nam Cộng sản đảng (8-1929).
+ Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929).
- Ý nghĩa:
Ba tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đã chín muồi.