- Khái niệm chu kì tế bào: Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
- Các sự kiện chính của chu kì tế bào: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
Giai đoạn | Pha | Mô tả | |
Kì trung gian | Pha G1: Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA | Diễn ra sự gia tăng kích thước tế bào; hình thành thêm các bào quan như ti thể, ribosome,…; tổng hợp và tích lũy các chất. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát G1/S giúp tế bào đưa ra “quyết định” có nhân đôi DNA để sau đó bước vào phân bào hay không. | |
Pha S: Nhân đôi | Diễn ra sự nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. NST từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai nhiễm sắc chị em giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Ngoài ra, ở tế bào động vật còn diễn ra sự nhân đôi trung tử. | ||
Pha G2: Sinh trưởng và chuẩn bị cho phân bào | Diễn ra sự tiếp tục gia tăng kích thước tế bào, chuẩn bị các chất cần thiết cho sự phân chia như tổng hợp protein có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào,… Cuối pha G2 có điểm kiểm soát G2/M giúp hệ thống kiểm soát của tế bào “rà soát” quá trình nhân đôi DNA xem đã hoàn tất và mọi sai sót đã được sửa chữa hay chưa. | ||
Phân bào | Pha M |
Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối |
Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào. |
Phân chia tế bào chất |
- Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau:
- Mối quan hệ giữa các giai đoạn của chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.
- Điểm kiểm soát chu kì tế bào: Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào. Gồm:
- Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) xảy ra đối với sinh vật nhân thực, ở các tế bào sinh dưỡng và các tế bào sinh dục sơ khai.
- Gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối), thực chất là phân chia vật chất di truyền (DNA, NST) một cách đồng đều cho hai tế bào con.
- Trước khi bước vào quá trình phân chia nhân, tế bào trải qua kì trung gian. Trong đó, có sự phân đôi của nhiễm sắc thể tạo thành nhiễm sắc thể kép.
- Sự phân chia nhân trong nguyên phân diễn ra theo 4 kì:
Các kì |
Hình ảnh |
Diễn biến |
Kì đầu |
+ Thoi phân bào bắt đầu hình thành. + NST dần co xoắn. + Màng nhân và hạch nhân tiêu biến |
|
Kì giữa |
+ Các NST co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Các vi ống của thoi phân bào dính vào 2 phía tâm động của NST. |
|
Kì sau |
+ Hai chromatit chị em của mỗi NST kép bắt đầu tách rời nhau thành hai NST đơn và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực đối diện của tế bào. + Kì sau là kì có thời gian ngắn nhất. |
|
Kì cuối |
+ Các NST dãn xoắn. + Hạch nhân và màng nhân tái xuất hiện hình thành hai nhân mới. + Thoi phân bào tiêu biến. |
- Sau khi phân chia nhân hoàn tất, xảy ra sự phân chia tế bào chất.
- Sự phân chia tế bào chất diễn ra khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:
+ Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn xuất hiện ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào thành hai tế bào con.
+ Ở tế bào động vật: Vùng giữa của tế bào động vật dần co thắt lại, chia tế bào thành hai tế bào con.
- Đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào: Nhờ quá trình nhân đôi và phân li đồng đều các NST về hai cực của tế bào từ một tế bào mẹ tạo ra được hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.
- Đối với cơ thể nhân thực đơn bào, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới.
- Đối với cơ thể nhân thực đa bào:
- Cơ chế hình thành khối u: Nếu các tín hiệu kích thích phân bào được sản sinh quá nhiều, trong khi tín hiệu kìm hãm phân bào lại sản sinh quá ít sẽ làm cho tế bào phân chia quá mức dẫn đến hình thành khối u.
- Phân loại khối u: Khối u có hai loại là u lành tính và u ác tính (ung thư).
- Đặc điểm di truyền: Hầu hết các bệnh ung thư là do đột biến gene phát sinh trong các tế bào cơ thể nên không di truyền được. Chỉ khoảng hơn 10% bệnh ung thư là do gene đột biến được truyền từ bố mẹ.
- Tác nhân gây đột biến dẫn đến ung thư:
- Tình trạng ung thư ở Việt Nam:
- Nguyên nhân khiến tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng:
- Một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư:
- Một số biện pháp chữa trị bệnh ung thư: