- Trong sinh tổng hợp (còn gọi là quá trình đồng hóa), tế bào sử dụng năng lượng liên kết các phân tử đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp cần thiết.
- Vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
- Vai trò: hình thành các hợp chất (vật liệu) để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời, giúp vi sinh vật tích lũy năng lượng.
a) Tổng hợp carbohydrate
- Tổng hợp đường đơn: Nhiều loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp glucose theo nhiều con đường khác nhau.
- Tổng hợp đường đa từ đường đơn: Từ glucose, các vi sinh vật tổng hợp nên các đường đa làm nguyên liệu xây dựng tế bào và dự trữ năng lượng.
b) Tổng hợp protein
- Tổng hợp amino acid:
- Tổng hợp protein: Protein được tổng hợp từ các đơn phân là amino acid.
c) Tổng hợp lipid
- Cơ chế: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu glycerol và acid béo.
- Vai trò: Lipid được tổng hợp sẽ tham gia cấu tạo nên tế bào, đặc biệt là màng tế bào; đồng thời, lipid cũng có thể là nguồn dự trữ năng lượng và carbon.
d) Tổng hợp nucleic acid
- Tổng hợp nucleotide: Nucleotide được tổng hợp từ 1 gốc đường 5 carbon và các amino acid glutamine, glycine, aspartate và phosphoric acid. Các phản ứng đều sử dụng năng lượng từ ATP.
- Tổng hợp nucleic acid: Nucleic acid được tổng hợp từ các đơn phân là nucleotide qua một quá trình phức tạp.
- Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản.
- Vai trò: Quá trình phân giải giúp hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
- Cơ chế:
- Ứng dụng quá trình phân giải ở vi sinh vật:
- Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể.
- Thời gian thế hệ (kí hiệu là g):
Ví dụ: Ở vi khuẩn E.coli cứ sau 20 phút phân chia một lần (g = 20).
- Sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật:
Nt = No × 2t/g = No × 2n
- Điều kiện môi trường nuôi cấy: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
- Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo 4 pha là tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong.
Đặc điểm |
Pha tiềm phát (pha lag) |
Pha lũy thừa (pha log) |
Pha cân bằng |
Pha suy vong |
Quần thể vi khuẩn |
- Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, tổng hợp vật chất chuẩn bị cho sự phân chia. - Số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể gần như không thay đổi. |
- Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ theo tiềm năng.
- Số lượng tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại ở cuối pha. |
- Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. - Số lượng tế bào gần như không đổi do số tế bào sinh ra cân bằng với số tế bào chết đi. |
- Số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm dần.
|
Dinh dưỡng |
- Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. |
- Dinh dưỡng đầy đủ nhưng tiêu hao nhanh cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. |
- Dinh dưỡng trong môi trường giảm, chất độc hại tăng. |
- Dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều. |
- Điều kiện môi trường nuôi cấy: Trong môi trường nuôi cấy liên tục, thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
- Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không diễn ra pha suy vong mà được duy trì ở một mức độ cân bằng sao cho năng suất sản phẩm đạt cao nhất.
- Ứng dụng: Nuôi cấy liên tục được ứng dụng để sản xuất sinh khối nhằm tách chiết các sản phẩm sinh học có giá trị như các vitamin, enzyme, chất kháng sinh,…
Yếu tố |
Ảnh hưởng |
Ứng dụng |
Nhiệt độ |
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào. - Mỗi vi sinh vật có thể sinh trưởng được trong dải nhiệt độ thích hợp. Dựa vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành 4 nhóm: ưa lạnh (< 15oC), ưa ấm (20oC – 40oC), ưa nhiệt (55oC – 65 oC), ưa siêu nhiệt (75oC – 100oC). |
- Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ,… - Dùng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật. |
Độ ẩm |
- Hàm lượng nước trong môi trường quyết định đến độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, tham gia phân hủy các chất. - Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định: phần lớn vi sinh vật thích ứng sinh trưởng ở độ ẩm trên 90 %. Một số ít các vi sinh vật như xạ khuẩn, nấm sợi có khả năng sinh trưởng ở độ ẩm thấp dưới 90 %. |
- Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô. |
Độ pH |
- Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,… - Dựa vào độ pH, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. |
- Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật. - Điều chỉnh độ pH môi trường để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. |
Ánh sáng |
- Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng. |
- Dùng bức xạ điện từ để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật.
|
Áp suất thẩm thấu |
- Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không pân chia được. - Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào). |
- Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,… |
a) Chất dinh dưỡng
- Các chất dinh dưỡng trong môi trường như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nhân tố sinh trưởng đối với vi sinh vật:
b) Chất ức chế
Một số chất hóa học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:
a) Kháng sinh và ý nghĩa của kháng sinh
- Khái niệm: Kháng sinh là chất có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn có tính chọn lọc.
- Nguồn gốc: Kháng sinh có thể được chiết xuất từ các vi sinh vật hoặc được tổng hợp nhân tạo.
- Cơ chế tác động: Kháng sinh ức chế và tiêu diệt vi khuẩn theo nhiều cơ chế khác nhau như ức chế tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid,… của vi khuẩn.
- Ứng dụng: Con người đã phát triển và sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, giúp cứu sống nhiều người và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
b) Hiện tượng kháng kháng sinh
- Khái niệm: Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.
- Nguyên nhân:
- Tác hại:
Vi sinh vật có 3 hình thức sinh sản chính gồm: phân đôi, bào tử (vô tính hoặc hữu tính), nảy chồi.
- Là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật.
- Đặc điểm:
- Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ ngoại bào tử.
- Đặc điểm:
- Nội bào tử ở vi khuẩn:
- Là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật.
- Đặc điểm: Trong hình thức này, một cá thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách ra thành một cá thể độc lập. Khác với phân đôi, một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con.