Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 12

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính độ lớn cường độ điện trường tại M

    Cường độ điện trường do một điện tích điểm sinh ra tại AB lần lượt là 25V/m49V/m. Cường độ điện trường E_M do điện tích nói trên sinh ra tại điểm M (M là trung điểm của đoạn AB) được xác định bằng biểu thức nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \left\{ \begin{gathered}  {E_A} = k.\dfrac{{\left| q ight|}}{{O{A^2}}} = 49\left( {V/m} ight) \hfill \\  {E_B} = k.\dfrac{{\left| q ight|}}{{O{B^2}}} = 25\left( {V/m} ight) \hfill \\  {E_M} = k.\dfrac{{\left| q ight|}}{{O{M^2}}} \hfill \\ \end{gathered}  ight.

    M là trung điểm của AB nên OM = \frac{{OA + OB}}{2}

    Lấy \frac{{{E_A}}}{{{E_B}}} = \frac{{O{B^2}}}{{O{A^2}}} = \frac{{49}}{{25}}\Rightarrow OB = 1,4.OA \Rightarrow OM = 1,2.OA

    Lấy \frac{{{E_A}}}{{{E_M}}} = \frac{{O{M^2}}}{{O{A^2}}} = 1,{2^2}\Rightarrow {E_M} = \frac{{{E_A}}}{{1,{2^2}}} = \frac{{49}}{{1,{2^2}}} = 34,03\left( {V/m} ight)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định vị trí điện tích

    Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm AB và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là:

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    \begin{matrix}  \overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_A}}  + \overrightarrow {{E_B}}  = \overrightarrow 0  \hfill \\   \Rightarrow \overrightarrow {{E_A}}  =  - \overrightarrow {{E_B}}  \hfill \\ \end{matrix}

    Vậy điểm có điện trường bằng 0 là trung điểm của AB.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định cường độ điện trường tại C

    Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là:

    Hướng dẫn:

    Ban đầu 2 quả cầu có độ lớn bằng nhau nhưng tích điện trái dấu nên q_A=−q_B=q

    Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi tách ra thì điện tích của mỗi quả cầu bằng 

    {q_C} = \frac{{{q_A} + {q_B}}}{2} = \frac{{q + \left( { - q} ight)}}{2} = 0

    Suy ra cường độ điện trường tại C bằng 0.

  • Câu 4: Nhận biết
    Hoàn thành định nghĩa

    Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó

    Hướng dẫn:

    Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song và cách đều.

    Vậy đáp án cần tìm là: "có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm."

  • Câu 5: Thông hiểu
    Tính cường độ điện trường tại C

    Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36 V/m, tại B bằng 9 V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức?

    Hướng dẫn:

    Ta có: E = k.\frac{{\left| q ight|}}{{{r^2}}} \Rightarrow r \sim \frac{1}{{\sqrt E }} 

    \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  {r_A} \sim \dfrac{1}{{\sqrt {{E_A}} }} \hfill \\  {r_B} \sim \dfrac{1}{{\sqrt {{E_B}} }} \hfill \\ \end{gathered}  ight. . Vì C là trung điểm của AB nên {r_C} = \frac{{{r_A} + {r_B}}}{2}

    \begin{matrix}   \Rightarrow \dfrac{1}{{\sqrt {{E_C}} }} = \dfrac{1}{2}\left( {\dfrac{1}{{\sqrt {{E_A}} }} + \frac{1}{{\sqrt {{E_B}} }}} ight) \hfill \\   \Rightarrow {E_C} = 16\left( {V/m} ight) \hfill \\ \end{matrix}

  • Câu 6: Thông hiểu
    Chọn nhận định sai

    Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm Q >0?

    Hướng dẫn:

    Đường sức điện đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Trong trường hợp chỉ có một điện tích thì các đường sức đi từ điện tích đi ra vô cực hay chiều hướng ra xa điện tích.

    Vậy nhận định sai là: "có chiều hướng về phía điện tích."

  • Câu 7: Nhận biết
    Chọn đáp án đúng

    Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

    Hướng dẫn:

    Đơn vị của cường độ điện trường là: V/m.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tìm đáp án thích hợp

    Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

    Hướng dẫn:

    Công thức cường độ điện trường của một điện tích điểm Q trong chân không: 

    E = \frac{F}{q} = k.\frac{{\left| Q ight|}}{{{r^2}}}

    Từ công thức này ta thấy: Độ lớn của cường độ điện trường E không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử q.

  • Câu 9: Nhận biết
    Chọn kết luận đúng

    Khái niệm nào dưới đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm?

    Hướng dẫn:

    Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

    Suy ra cường độ điện trường cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định phát biểu sai

    Tìm phát biểu sai về điện trường?

    Hướng dẫn:

    Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích.

    Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.

    Độ lớn của cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại điểm cách nó một khoảng r có dạng: E = k.\frac{{\left| Q ight|}}{{{r^2}}}

    Khi đó E tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, do vậy điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu.

    Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau luôn có điện trường do cả hai điện tích gây ra.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (60%):
    2/3
  • Vận dụng (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 77 lượt xem
Sắp xếp theo