Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

I. Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

  • Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
  • Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, dù có cố gắng đến đầu thì con người cũng không thể tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do việc nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:

  • Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử;
  • Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử;
  • Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.
  • Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

II. Sử học

1. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

- Chức năng của sử học:

  • Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
  • Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

  • Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
  • Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
  • Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

2. Nguyên tắc cơ bản của sử học

- Nguyên tắc khách quan: sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.

- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử.

- Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:

  • Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.
  • Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,... Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.

3. Một số phương pháp cơ bản của sử học

- Phương pháp lịch sử:

  • Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong).
  • Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử.

- Phương pháp Lo-gic: là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng (mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, bản chất - hiện tượng,...), từ đó có thể nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

- Phương pháp lịch đại và đồng đại:

  • Lịch đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử,... theo trình tự thời gian trước - sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).
  • Đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).

- Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu cụ thể, sâu sắc các lĩnh vực cụ thể của đời sống con người và xã hội loài người trong quá khứ, nhà sử học cần phải vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

4. Các nguồn sử liệu

- Khái niệm sử liệu: Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.

- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:

  • Sử liệu hiện vật.
  • Sử liệu truyền miệng.
  • Sử liệu chữ viết.
  • Sử liệu hình ảnh.
  • Sử liệu đa phương tiện.

- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:

  • Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp).
  • 22 lượt xem
Sắp xếp theo