- Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn) có nguồn gốc bản địa.
- Chủ nhân là các cộng đồng người Việt cổ
- Thời gian: đầu thiên niên kỉ I TCN đến vài thế kỉ đầu Công nguyên
- Địa bàn: khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
* Điều kiện tự nhiên
- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...
- Khu vực này đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,... thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi, nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước
- Khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,... thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển sớm.
* Cơ sở xã hội
- Có cội nguồn từ văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hóa Đông Sơn.
- Trong hơn hai thiên niên kỉ, sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dẫn đến: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phần hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.
- Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp (trị thủy, làm thủy lợi, khai hoang,...), yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung.
⇒ Đây chính là cơ sở hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - tiền để cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh.
* Sự ra đời của nhà nước
- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN; kinh đô là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Tổ chức nhà nước Văn Lang còn khá sơ khai.
- Tiếp nối Nhà nước Văn Lang là Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN); kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay); đứng đầu nhà nước là Thục Phán - An Dương Vương, giúp việc cho vua cũng là lạc hầu; dưới địa phương vẫn do các lạc tướng cai quản.
* Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp:
- Thủ công nghiệp:
* Đời sống vật chất
- Ẩm thực:
- Trang phục:
- Nhà ở: Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng).
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè.
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: cư dân Việt cổ có tục:
- Nghệ thuật: cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao. Thể hiện ở: đồ trang sức, các hoa văn trang trí trên công cụ, vũ khí, trống đồng…
- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
* Điều kiện tự nhiên
- Văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển (từ thế kỉ II đến thế kỉ XV) trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay.
* Cơ sở xã hội
- Khoảng thế kỉ V (TCN), cư dân văn hoá Sa Huỳnh cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa.
- Cơ cấu xã hội Sa Huỳnh là xã hội dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao.
- Sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội này là cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này.
- Ngoài ra, có thể có một số nhóm người khác cùng kết hợp với người Sa Huỳnh tạo nên nền văn minh Chăm-pa.
* Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Từ thời văn hoá Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã tiếp xúc với văn minh Ấn Độ. Thông qua tầng lớp thương nhân Ấn Độ, chữ viết, tôn giáo, tư tưởng, mô hình tổ chức nhà nước và pháp luật đã được du nhập.
- Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
* Sự ra đời của nhà nước
- Trong hai thế kỉ đầu Công nguyên, người Chăm ở quận Nhật Nam liên tục đấu tranh chống lại ách cai trị của nhà Hán. Đến năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của ngoại bang lập ra nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa), kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam).
- Tổ chức nhà nước:
* Kinh tế
- Hoạt động kinh tế đa dạng:
* Chữ viết
- Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình. Chữ Chăm cổ được coi là loại chữ viết cổ nhất ở Đông Nam Á.
- Trải qua thời gian, hệ thống chữ viết của người Chăm đã dần được cải tiến và duy trì đến ngày nay.
* Đời sống vật chất
- Trang phục:
- Ẩm thực: thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá,...
- Người dân ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường có quét vôi ngoài.
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội
- Kiến trúc - điêu khắc:
* Điều kiện tự nhiên
- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công.
- Hằng năm, nơi đây được phù sa bồi đắp tạo thành đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Khu vực này có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận tiện cho thuyền bè lưu thông
* Cơ sở xã hội
- Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.
* Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ, được truyền bá chủ yếu thông qua hoạt động thương mại biển.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện ngay trong truyền thuyết về sự ra đời của Vương quốc Phù Nam và trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo,...
* Sự ra đời của nhà nước
- Vào khoảng đầu Công nguyên, Vương quốc Phù Nam đã được thành lập trên cơ sở tập hợp nhiều tộc người, nhiều tiểu quốc. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực cao nhất, cai trị bằng cả vương quyền và thần quyền; giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền với nhiều cấp bậc.
- Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước Phù Nam ngày càng được hoàn thiện. Phù Nam vươn lên trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng rộng ra nhiều vùng đất ở khu vực Đông Nam Á.
* Hoạt động kinh tế
- Phù Nam trở thành một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất lúc bấy giờ. Thương nhân từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư,... đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để trao đổi, buôn bán..
- Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam cũng khá phát triển.
* Đời sống vật chất
- Nhà ở: Cư dân Phù Nam chủ yếu ở trong những ngôi nhà sàn rộng làm bằng gỗ, lợp mái lá, phù hợp với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm
- Ẩm thực: lương thực, thực phẩm chính của người Phù Nam là lúa gạo, các loại thịt và thuỷ, hải sản.
- Trang phục tương đối đơn giản: đàn ông đóng khố, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo một số đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai,...
- Phương tiện đi lại: cư dân Phù Nam đi lại chủ yếu bằng thuyền trên kênh, rạch, sông ngòi
* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng, tôn giáo
- Phong tục, tập quán: