Liêm khiết

I. Khái quát nội dung câu chuyện

- Ma-ri Quy-ri không giữ bản quyền phát minh, biếu 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệng ung thư, không nhận món quà của tổng thống mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học

⇒ Là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

- Dương Chấn được Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận

⇒ Ông là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.

- Bác sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói…

⇒ Bác là người trong sạch, liêm khiết.

* Ý nghĩa: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Vì:

+ Giúp mọi người phân biệt được những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết và phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

II. Nội dung bài học

1) Khái niệm:

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ

2) Ý nghĩa:

- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.3) Bài tập

1. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?

a) Luôn mong làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để có kết quả cao trong công việc

d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình

e) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn

f) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi

g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định việc gì

Trả lời:

Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết:

- Hành vi (b): Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích: Có thể việc làm đó gây thiệt hại cho tập thể hoặc cá nhân một người khác, hoặc việc đó gây hậu quả xấu.

- Hành vi (d): Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình: Đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân và của cả người nhận quà cáp

- Hành vi (f): Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi: Là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình

2. Em tán thành hay không tán thành với những việc sau đây?

a) Bạn Bình đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông lâm làm giám đốc. Ai mang quà đến biếu ông Lâm đều không nhận

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây gỗ để bán

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên đã mang trả lại khách

Trả lời:

Em không tán thành với cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì chúng thể hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết

3. Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Trả lời:

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng, kiên trì, tôn trọng kỉ luật, sống yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải

4. Hãy sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tính liêm khiết?

Trả lời:

- Cây ngay không sợ chết đứng

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Danh ngôn: Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư (Bác Hồ)

  • 27.989 lượt xem
Sắp xếp theo