Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Khái quát nội dung vấn đề

Một điều trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em:

- Điều 8: Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
Mối liên hệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình:

- Giữa hiến pháp và điều luật có mối quan hệ với nhau. Mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với hiến pháp và cụ thể hóa hiến pháp.

* Ý nghĩa: Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước . Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển – xã hội của đất nước.

II. Nội dung bài học

1. Hiến pháp là gì?

Khái niệm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

* HP gồm 147 điều, chia làm 12 chương.

Chương I: CHXHCNVN – Chế độ chính trị: gồm 14 điều. (Từ điều 1- 14).

Chương II: Chế độ kinh tế: gồm 15 điều (điều 15- 29).

Chương III: VH-GD, KH, Công nghệ: 14 điều (điều 30- 43).

Chương IV: Bảo vệ tổ quốc XHCN: 5 điều (điều 44- 48).

Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD: 34 điều (điều 49- 82).

Chương VI: Quốc Hội: 18 điều (điều 83- 100)

Chương VII: Chủ Tịch Nước: 8 điều

(điều 101- 108)

Chương VIII: Chính phủ: 8 điều

(Đ109-117)

Chương IX:HĐND&UBND: 8 điều

(điều 118-125)

Chương X:TAND&VKSND: 15 điều (điều 126-140)

Chương XI: Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh. 5 điều (đ141-145).

Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp & việc sửa đổi Hiến pháp: 2 điều (điều 146-147)

2. Nội dung Hiến pháp:

Quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

3. Vai trò vị trí của Hiến pháp:

- Hiến pháp Việt Nam là sự cụ thể hoá đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng

- Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình tự thủ tục đặc biệt được qui định trong Hiến pháp

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

4. Bài tập

1. Sắp xếp các Điều theo từng lĩnh vực

Trả lời

+ Chế độ CT: Đ 2

+ Chế độ KT: Đ 15, 23

+ VH-GD-KHCN: Đ 40

+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Đ 52, 57.

+ Tổ chức bộ máy Nhà nước: Đ 101, 131

2. Điều 69 trong Hiến pháp 2013 quy định:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp....

Căn cứ vào điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Chính phủ, Bộ tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây:

a. Hiến pháp

b. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

c. Luật Doanh nghiệp

d. Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng

đ. Luật thuế giá trị gia tăng

e. Luật Giáo dục

Trả lời:

Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:

- Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục

- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

3. Theo hiến pháp năm 1992, bộ máy nhà nước ta gồm: các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sắp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên:
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân, phòng Giáo dục và Đào tạo, Tòa an nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trả lời:

Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:

- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

- Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh

  • 31.154 lượt xem
Sắp xếp theo