- “Trong văn phải có cái tâm.”
- “Tôi viết như một việc được thôi thúc từ bên trong. Những cảm xúc suy tư của tôi đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất, viết văn, trước tiên tôi viết về mình.”
- “Nói đến tình yêu đất nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng như tinh thần."
- “Tôi quan niệm: truyện ngắn cũng như tiểu thuyết và điều quan trọng nhất là nhân vật. Nhân vật phải có tính cách và hành động theo tính cách nhân vật một cách tự nhiên, không giả tạo sáo rỗng.”
- “Tôi nghĩ văn chương bây giờ kêu quá, bóng bẩy quá cũng như đánh bóng mạ kền, cái đó -không cần có trong văn chương; điều quan trọng văn chương phải thật giản dị. Văn của tôi đã nói được tiếng nói và suy nghĩ của tôi."
- “Tôi quan niệm chi tiết là những hình tượng. Tôi muốn nói thật ít, nói bằng hình tượng chi tiết để người đọc tự cảm nhận những điều mình viết muốn nói cũng như để khắc họa nhân vật.”
- “Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi đát đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hi vọng ở tương lai, vẫn mong muốn sống, sống cho ra người.”
- “Viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn quanh của quê hương.”
- “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích, đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình, người thân mình.”
- “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy... Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng vãn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình.”
(Nhà văn Nguyên Hồng - Những nhân vật ấy đã sống với tôi)
- “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương.”
(Nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá - Từ điển Văn học, tập 1)
- “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn.”
(Vũ Dương Quỹ - Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông)
- “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa.”
(Nguyễn Đăng Mạnh - Tổng tập văn học Việt Nam)
- “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời…. Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn.”
(Trần Ninh Hồ - Báo Văn nghệ số 34, 1991)
- “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh của đất nước, về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.”
(Nguyễn Đăng Mạnh - Tác giả văn học Việt Nam, tập 2)
- “Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn.”
(Nguyễn Khải - Nghề văn cũng lắm công phu)
- "Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ bên sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là những “đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính những nhân vật ấy."
(Lại Nguyên Ân)
- “Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiểm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân, khiến ta khiếp sợ, rụng rời.”
(Trần Đồng Minh - Tiếng nói tri âm, 1994)
- “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.”
(Vũ Dương Quỹ)
- “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”.
(Nguyễn Khải - Nhận xét khi đọc tác phẩm Làng và Vợ nhặt)
- "Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng."
(Trần Đồng Minh)
|
Tô Hoài |
|
Tô Hoài - Chuyện cũ Hà Nội |
“Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác Đi vào ngõ khói công yên Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền Hương nha phiến chập chờn mộng ảo Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực.." |
Văn Cao - Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc |
"Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy" |
Bằng Việt - Bếp lửa |
"Năm Ất Dậu, tháng ba, còn nhớ mãi Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương! Những thây ma thất thểu đầy đường, Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói!" |
Bàng Bá Lân - Đói |
|
Nam Cao - Một đám cưới |
|
Tục ngữ người Hoa |
|
Hồ Chí Minh |
|
Nam Cao - Một bữa no |
|
Nam Cao - Điếu văn |
|
Nam Cao - Sao lại thế này |
|
Nguyên Hồng - Đi |