- "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ, tìm cái đẹp kín đáo để che lấp của sự vật khác một bài học trông nhìn và thưởng thức."
- "Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi."
- "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi."
- "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn."
- "Cái đẹp lớn nhất mà Thạch Lam đem đến cho mọi người là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết lòng vì gia đình."
(Hà Văn Đức, Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam)
- "Nói đến truyện ngắn của Thạch Lam, trước hết người ta thường nói đến một thế giới nhân vật trong truyện của ông. Nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam là nhân vật của cuộc sống: có những thân phận dưới đáy của xã hội (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ); có những kiếp người phụ nữ bất hạnh (Cô hàng xén, Hai lần chết, Một đời người, Tối ba mươi)."
(Lê Dục Tú, Thạch Lam - Người đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và trong văn chương)
- "Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Văn ông giàu chất hiện thực và thể hiện một tấm lòng nhân ái, một sự cảm thông sâu sắc đối với những cuộc đời bất hạnh, bị đè nén, áp bức, nhất là số phận ngƣời phụ nữ. Điều đáng ghi nhận ở Thạch Lam là ông không chỉ khám phá, thể hiện một cách chân thực cuộc đời nhục nhã, cơ cực của những ngƣời phụ nữ suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con với bao khổ đau mà còn phát hiện ra ở những số phận bất hạnh ấy những vẻ đẹp tâm hồn thật thánh thiện, cao quý.”
(Bùi Tuấn Ninh, Vài nét về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam)
- “Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì thuở nhỏ đã thế... Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những ngƣời đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc... Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc. Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế...”
(Nhà văn Thế Uyên)
- “Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời...khiến người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn...Có lần Thạch Lam nói: Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống. Một lần, Thạch Lam cho tiền một đứa trẻ bán lạc rang bị cướp mất tiền, tôi nhắc khéo là có thể bị đứa trẻ đánh lừa, Thạch Lam trả lời: Bị lừa hay không, cái đó không quan hệ lắm. Mình cần làm một việc xét ra phải làm, theo ý mình...”
(Nhà văn Vũ Bằng)
- “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết đƣợc như vậy…”
(Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, tập 2)
- “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ các dƣ vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”
(Nguyễn Tuân, Tuyển tập Thạch Lam)
- “Sự thực tâm hồn mà Thạch Lam diễn trong lời của văn chương phức tạp nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương”.
(Thế Lữ)