Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

1. Giá trị tài nguyên sinh vật

a. Giá trị về kinh tế:

- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cây cảnh hoa;…

b. Văn hoá, du lịch

- Sinh vật cảnh.

- Tham quan, du lịch.

- Nghỉ dưỡng.

- Nghiêm cứu khoa học.

c. Môi trường sinh thái

- Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí.

- Giảm ô nhiễm môi trường.

- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán.

- Ổn định độ phì của đất.

- Giá trị của các loài động vật cũng vô cùng to lớn: Làm thức ăn.làm thuốc, làm đẹp cho con người,…

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm về thành phần loài và số lượng loài. Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp khoảng 35-38%.

- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng:

Biện pháp bảo vệ rừng:

  • Ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng.
  • Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
  • Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác.
  • Bảo vệ rừng đầu nguồn.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

- Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.

Biện pháp bảo vệ:

  • Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng.
  • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
  • 3.238 lượt xem
Sắp xếp theo