Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á

Dân cư:

- Là khu vực có số dân rất đông (1509,5 triệu người, năm 2002), nhiều hơn dân số các châu lục như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ.

- Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau. 

- Đặc điểm phát triển:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn
  • Hiện nay, kinh tế phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hàng hoá nhiều, đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển.
  • Quá trình phát triển từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

⇒ Trở thành các nền kinh tế lớn của thế giới.

2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á

a) Nhật Bản.

- Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kì.

- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,…

- Chất lượng cuộc sống dân cư cao và ổn định.

b) Trung Quốc.

- Là nước đông dân nhất thế giới: 1,38 tỉ dân (năm 2017).

- Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú ⇒ nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối toàn diện.

Thành tựu:

  • Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
  • Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh (cơ khí, điện tử, hàng không vũ trụ...).
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như lương thực, than, điện năng.
  • 18.508 lượt xem
Sắp xếp theo