1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á
- Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
- Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.
- Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, chia làm 2 bộ phận:
- Phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) nằm giữa hai quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ.
- Phần hải đảo: có tên là Mã Lai với hơn 1 vạn đảo lớn nhỏ.
- Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương, khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.
⇒ Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình.
Phần đất liền:
- Núi cao tiếp dãy Hi-ma-lay-a hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Các cao nguyên thấp.
- Đồng bằng phù sa màu mỡ, các thung lũng sông làm địa hình bị chia cắt mạnh.
Phần hải đảo:
- Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất, hệ thống núi hướng vòng cung, Đông – Tây, nhiều núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
- Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Gió mùa mùa hạ hướng tây nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều;
- Gió mùa mùa đông hướng đông bắc, tính chất khô và lạnh.
Cảnh quan đặc trưng:
- Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, một số nơi có rừng thưa khô rụng lá (nửa phía tây) và xa van cây bụi.
Sông ngòi:
- Phần đất liền sông chảy theo hướng bắc – nam, chế độ nước theo mùa mưa, giàu phù sa.
- Phần hải đảo: sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có một phần giá trị thủy điện.
- Phần hải đảo có tài nguyên khoáng sản giàu có.
Khó khăn: có bão nhiệt đới và động đất, núi lửa (phần hải đảo)