Vùng biển Việt Nam

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a) Diện tích, giới hạn

- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông- đây là một vùng biển kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.

- Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2.

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển

* Đặc điểm khí hậu: 

- Chế độ nhiệt:

  • Nhiệt độ trung bình khoảng 23°C.
  • Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.

- Chế độ gió:

  • mùa đông gió có hướng đông bắc
  • mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100-1300mm.

* Đặc điểm hải văn:

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

  • Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau, phức tạp, độc đáo
  • Chế độ nhật triều, bán nhật triều được coi là điển hình trên thế giới.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33‰.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam

a) Tài nguyên biển

- Tài nguyên biển 

  • Phong phú, đa dạng: thủy sản, khoáng sản, giao thông, du lịch,...
  • Có giá trị to lớn về mặt kinh tế, quốc phòng, hóa học,… 

- Tuy nhiên biển nước ta nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển,…

b) Môi trường biển

- Ngày nay, một số vùng biển ven bờ của nước ta bị ô nhiễm, các nguồn lợi hải sản bị suy giảm.

  • 29.237 lượt xem
Sắp xếp theo