Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất

Khái niệm:

- Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

Nguyên nhân: Nguồn năng lượng từ trong lòng Trái Đất: phân hủy các chất phóng xạ, dịch chuyển của vật chất, phản ứng hóa học

- Tác động của nội lực làm vỏ Trái Đất nâng lên hay hạ xuống ở nhiều nơi, tạo ra các hiện tượng uốn nếp hay đứt gãy.

  • Nội lực gây ra sự di chuyển của các mảng kiến tạo, tại ranh giới các mảng kiến tạo thường hình thành các dãy núi lớn , các hiện tượng động đất, núi lửa trên Trái Đất.
  • Trên thế giới có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á –Âu, Nam Cực, Ấn Độ và mảng Thái Bình Dương.

- Nội lực có xu hướng làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

Tác động của nội lực lên địa hình bề mặt Trái Đất:

- Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo

- Hình thành các dãy núi, cao nguyên lớn.

- Gây ra các hiện tượng: động đất, núi lửa, sóng thần,…

2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất

Khái niệm:

- Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.

Nguyên nhân: Nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời

- Tác nhân: khí hậu, các dạng nước, sinh vật

- Tác động của ngoại lực đa dạng: làm cho các loại đá bị nứt vỡ, thay đổi tính chất và thành phần hóa học, tạo ra nhiều dạng địa hình độc đáo trên trái đất do dòng nước, do gió, băng hà, sóng biển.

Kết quả: hình thành các đồng bằng châu thổ, thung lũng sông, nấm đá, cột đá, hàm ếch sóng vỗ…

- Ngoại lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng hơn.

Tác động của ngoại lực:

Tạo ra các dạng địa hình như nấm đá, đồng bằng, bờ biển bị xói mòn, thung lũng sông,…

Kết luận:

- Mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực, tạo nên các dạng địa hình vô cùng phong phú của bề mặt Trái Đất.

- Ngày nay bề mặt Trái Đất vẫn đang tiếp tục thay đổi.

  • 4.967 lượt xem
Sắp xếp theo