Sông ngòi và cảnh quan châu Á

1. Đặc điểm sông ngòi

Có nhiều hệ thống sông lớn.

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và dày đặc: Ô-bi, Ê-nit- xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti-gro, Ơ-phrát,…

- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

  • Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương, mùa đông bị đóng băng; mùa xuân tuyết tan gây lũ băng lớn.
  • Đông Á, Đông Nam Á: sông đổ vào Thái Bình Dương; chế độ mưa gió mùa nên sông đầy nước, mùa lũ vào thời kì cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.
  • Nam Á sông đổ ra Ấn Độ Dương, nguồn cung cấp nước từ nước mưa.
  • Tây Nam Á và Trung Á khô hạn, sông ít nước, nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan.

 

- Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế lớn: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2. Các đới cảnh quan tự nhiên

Cảnh quan tự nhiên đa dạng.

- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa đa dạng:

  • Tây Xi – bia, sơn nguyên Trung Xi – bia, Đông Xi – bia: rừng lá kim.
  • Đông Á: rừng cận nhiệt.
  • Đông Nam Á và Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm.
  • Tây Á và Trung Á: thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc.

- Cảnh quan tự nhiên đang bị con người khai phá, rừng tự nhiên còn lại ít và rất cần được bảo vệ.

 

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.

Thuận lợi:

  • Tài nguyên đa dạng, phong phú...
  • Khoáng sản trữ lượng rất lớn: than, dầu mỏ, khí đốt…
  • Tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật cũng rất đa dạng là cơ sở tạo ra nhiều sản phẩm

Khó khăn:

  • Núi non hiểm trở
  • Khí hậu: diện tích hoang mạc lớn, các vùng khí hậu giá lạnh…
  • Nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt,…
  • 24.987 lượt xem
Sắp xếp theo